| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt cơ sở chăn nuôi tập trung gây ô nhiễm môi trường

Thứ Hai 14/11/2022 , 08:52 (GMT+7)

Nhiều trang trại chăn nuôi tự phát tại tỉnh Phú Yên đã xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống của người dân xung quanh.

Ô nhiễm nặng do xả thải chăn nuôi

Toàn tỉnh Phú Yên hiện có 175 trang trại chăn nuôi tập trung, trong đó 70 trang trại chăn nuôi heo. Việc chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, thâm canh, hiện đại, tiên tiến…được ngành nông nghiệp rất khuyến khích.

Trang trại chăn nuôi heo gia công của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Khánh Nguyên ở khu phố Tây Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa). Ảnh: KS

Một trang trại chăn nuôi heo gia công ở khu phố Tây Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa). Ảnh: KS.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua nhiều trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên phát sinh nhiều vấn đề gây ô nhiễm môi trường như xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, phát sinh mùi hôi…

Điển hình như  trại chăn nuôi heo thịt Thanh Trang ở thôn Suối Cau, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa bị Công an tỉnh xử phạt 273 triệu đồng vào năm 2021. Bên cạnh đó, tháng 7/2022, UBND huyện cũng xử phạt chủ trang trại này 25 triệu đồng, buộc khắc phục và chấm dứt tình trạng xả nước thải ra môi trường.

Đầu năm 2022, trang trại chăn nuôi heo gia công C.P.F của ông Huỳnh Văn Đức ở thôn Hòn Ông, xã Sơn Phước cũng bị Công an tỉnh xử phạt 47,5 triệu đồng, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

kk

Trang trại chăn nuôi heo của ông Huỳnh Văn Đức ở thôn Hòn Ông, xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa) đang khắc phục môi trường sau sai phạm. CA.

Ông Võ Ngọc Thiều, ở thôn Hòn Ông, xã Sơn Phước có nhà gần trang trại chăn nuôi heo gia công C.P.F của ông Huỳnh Văn Đức bức xúc, khi mùi hôi thối từ trang trại nuôi heo này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân ở đây. Không những thế trang trại nuôi heo này còn xả nước thải ra môi trường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân.

Đối với trang trại chăn nuôi heo gia công của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Khánh Nguyên, ở khu phố Tây Hòa, thị trấn Củng Sơn nuôi 1.200 heo thịt/lứa, ông Phan Thế Lựu, Trưởng phòng TN-MT huyện Sơn Hòa, cho biết, trang này đã lập bản cam kết bảo vệ môi trường và được UBND huyện Sơn Hòa xác nhận năm 2014. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, Công ty này tự ý chuyển hình thức nuôi từ đệm lót sang chăn nuôi chuồng dội nước. Từ đó đã làm phát sinh nước thải và mùi hôi, song Công ty không có biện pháp xử lý.

Năm 2017, UBND huyện đã xử phạt 6 triệu đồng và đến năm 2019, Thanh tra Sở TN-MT xử phạt 10 triệu đồng. Hiện UBND huyện Sơn Hòa đang kiến nghị cơ quan chức năng thu hồi chủ trương đầu tư dự án nuôi heo này.

Ông Lê Ngọc Hải, Trưởng phòng TN-MT huyện Sông Hinh cho biết, toàn huyện Sông Hinh có 11 cơ sở chăn nuôi heo với quy mô trang trại, trong đó có trang trại đến 6.000 con. Một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thời gian qua thực hiện không tốt công tác bảo vệ môi trường như các trại chăn nuôi heo ở xã Đức Bình Đông. Thông thường việc gây ô nhiễm môi trường phổ biến là gây mùi hôi, xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Cơ quan chức năng cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, nhờ vậy cơ bản đã khắc phục, song mùi hôi vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

Tự ý xây dựng trại nuôi heo 

Không chỉ tại huyện Sơn Hòa mà nhiều trang trại chăn nuôi heo ở huyện Tuy An cũng gây ô nhiễm môi trường. Mới đây nhất là tại khu vực các trang trại nuôi heo ở 2 xã An Thọ và An Lĩnh xảy ra sự cố tràn nước thải ra môi trường. Sau đó, UBND huyện Tuy An đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh, làm rõ những sai phạm.

Đoàn công tác của huyện Tuy An kiểm tra sự cố môi trường tại khu vực suối Cái do các trang trại nuôi heo ở xã An Thọ, An Lĩnh (huyện Tuy An) gây ra. Ảnh: NH.

Đoàn công tác của huyện Tuy An kiểm tra sự cố môi trường tại khu vực suối Cái do các trang trại nuôi heo ở xã An Thọ, An Lĩnh (huyện Tuy An) gây ra. Ảnh: NH.

Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, ngày 18/9, các cơ quan chức năng của huyện cùng địa phương tiến hành kiểm tra, phát hiện ống dẫn xả  nước thải từ hầm số 3 của trại chăn nuôi heo ông Dưong Văn Phức đến hầm số 4 của trại chăn nuôi heo ông Phạm Văn Thành bị bể. Từ đó đã dẫn đến sự cố tràn nước thải ra môi trường xung quanh và tại suối Cái thôn Vĩnh Xuân, xã An Lĩnh.

Qua tìm hiểu được biết, tháng 2/2021, ông Dương Văn Phức tự ý san gạt, xây dựng trang trại nuôi heo ở thôn Kim Sơn (xã An Thọ) có diện tích khoảng 3,2ha. UBND xã An Thọ ban hành 3 quyết định xử phạt đối với ông Phức 12 triệu đồng vì hành vi tự ý chuyển mục đích đất rừng sản xuất sang mục đích khác và san gạt, xây dựng trái phép. Ngoài ra, UBND huyện đã xử phạt ông Phức 2,5 triệu đồng vì vi phạm về lĩnh vực môi trường đối với ông Phức với số tiền 2,5 triệu đồng.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát tình hình sự cố môi trường tại các trang trại nuôi heo ở xã An Thọ, An Lĩnh (huyện Tuy An). Ảnh: NH.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát tình hình sự cố môi trường tại các trang trại nuôi heo ở xã An Thọ, An Lĩnh (huyện Tuy An). Ảnh: NH.

Tương tự, ông Phạm Văn Thành cũng tự ý san gạt, xây dựng trang trại nuôi heo khoảng 4,1ha, tại thôn Kim Sơn, xã An thọ vào tháng 5/2021. Sau đó, ông Thành bị chính quyền xã đã xử phạt 4 triệu đồng và UBND huyện xử phạt 35 triệu vì vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Duy Phi tự ý xây dựng trang trại nuôi heo khoảng 2,3 ha tại thôn Quảng Đức, xã An Thọ vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Ông Phi đã bị xã xử phạt 8 triệu đồng và UBND tỉnh xử phạt 175 triệu đồng về lĩnh vực môi trường 175.

Còn tại xã An Lĩnh, ông Nguyễn Văn Khoa tự ý xây dựng trang trại nuôi heo hơn 30 ha, tại thôn Tư Thạnh, xã An Lĩnh vào năm 2021. UBND xã đã xử phạt ông Khoa 4 triệu đồng và UBND tỉnh xử phạt 175 triệu đồng về lĩnh vực môi trường đối với ông Khoa.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An, các trại nuôi heo trên đã lợi dụng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mà tiến hành thuê phương tiện cơ giới san gạt mặt bằng để xây dựng các trại nuôi heo với quy mô lớn. Trong khi việc xây dựng các trại nuôi heo trên địa bàn xã An Thọ và An Lĩnh đều chưa được cấp có thẩm quyền cho phép và không đúng mục đích sử dụng đất. Do đó, ngày 26/9 vừa qua, huyện đã hoàn thiện các thủ tục chuyển toàn bộ hồ sơ các trường hợp trên cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy An thụ lý, giải quyết.

Năm 2015, ông Đồ Văn Thành xây dựng trại nuôi heo với diện tích 1.100m2, ở thôn Kim Sơn, xã An Thọ, sau đó đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được UBND huyện Tuy An phê duyệt. Tháng 9/2021, UBND xã An Thọ phát hiện ông Đồ Văn Thành cơi nới, mở rộng diện tích mặt bằng trại nuôi lên 10.000m2 và xây dựng thêm trại nuôi 1.500m2, UBND xã An Thọ đã xử phạt 4 triệu đồng và UBND huyện xử phạt về lĩnh vực môi trường 3 triệu đồng đối với ông Đồ Văn Thành.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.