| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt trạm y tế ở Gia Lai xuống cấp trầm trọng

Thứ Ba 28/03/2023 , 11:12 (GMT+7)

Tổng cộng 59 trạm y tế ở Gia Lai đã xuống cấp trầm trọng khiến người dân ở các xã vùng sâu không khỏi thấp thỏm, lo lắng khi đến khám chữa bệnh tại đây.

1.

Các trạm y tế xuống cấp khiến cho việc khám, chữa bệnh ở các xã vùng sâu gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Tuấn Anh.

Nỗi lo khi đến khám, chữa bệnh

Năm 2022, UBND tỉnh Gia Lai đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp 59 trạm y tế xã đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó, xây dựng mới cho 22 trạm y tế và cải tạo, mở rộng cho 37 trạm y tế. Dự trù kinh phí đầu tư xây dựng mới và sửa chữa cho 59 trạm y tế này hết khoảng 130 tỷ đồng, nguồn vốn từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Thời gian thực hiện và hoàn thành dự án dự kiến trong năm 2022-2023. Tuy nhiên, các trạm y tế đến nay vẫn “án binh bất động” khiến cho việc chăm sóc, khám chữa bệnh tại các xã vùng sâu của tỉnh tỉnh Gia Lai gặp nhiều khó khăn.

Ghi nhận tại trạm y tế xã Ia Phí (huyện Chư Păh), công trình đã xây dựng được 17 năm, hiện xuống cấp trầm trọng. Cụ thể, tường nhà bị nứt nhiều chỗ, mảnh vữa bị bong tróc, lớp vôi ve cũng đã phai màu, ẩm thấp. Trong khi đó, phía trên trần nhà bị mục nát, lớp trần ở nhiều phòng đã bị rơi từ lâu. Một số bệnh nhân đến khám bệnh cũng cảm thấy lo sợ khi nhiều phòng tường bị nứt, nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Ông Rơ Châm Ker, Trạm trưởng trạm y tế xã Ia Phí cho biết, ngao ngán nhất khi mua mưa đến, trần nhà dột khắp nơi khiến cho công tác khám chữa bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, rất khổ sở. Nguy hiểm hơn, trần nhà đang trong quá trình mục nát khiến cho các y, bác y lo sợ những mảnh vỡ rơi trúng đầu.

Ông Rơ Châm Laoh, Chủ tịch UBND xã Ia Phí cho biết, địa bàn nơi đây nằm khá xa so với Trung tâm Y tế huyện nên nhiều người dân đến trạm y tế xã để khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, do trạm y tế xã đã xuống cấp, nhiều phòng chức năng phải gộp lại với nhau khiến cho việc khám, chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, trạm y tế đã được tu bổ nhiều lần nhưng do không đồng bộ dẫn đến tình trạng chắp vá, sụp sệ, không đáp ứng được chuyên môn.

2

Nhiều trạm y tế, trần nhà bị hư hỏng từ lâu. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong khi đó, trạm y tế xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) được xây dựng hơn 23 năm, các dãy nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Ghi nhận tại 2 dãy nhà chính của trạm y tế,  nhiều mảng tường đã bị bong tróc, mốc loang lổ, rêu xanh. Bên cạnh đó, mái tôn cũng bị mục nát, mưa xuống bị dột rất khó chịu.

Theo một cán bộ trạm y tế xã Nghĩa Hưng, với việc xuống cấp của trạm y tế đã gây không ít khó khăn cho công tác khám, chữa bệnh. Quan trong hơn, tình trạng mất an toàn của trạm y tế khiến cho việc khám, chữa bệnh của đội ngũ y, bác sỹ và người dân càng thêm thấp thỏm, lo lắng. “Mong các cơ quan chức năng có biện pháp sớm sửa chữa, xây dựng trạm y tế để thực hiện tốt công tác chuyên môn, góp phần tránh quá tải cho các bệnh viện tuyến trên”, cán bộ này chia sẻ.

Cần sớm xây dựng, nâng cấp

Ngay sau khi UBND tỉnh Gia Lai giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, nhiều địa phương đã tiến hành kiểm tra thực tế hiện trạng của các trạm y tế.

Tại huyện Đăk Pơ, sau khi kiểm tra 3 trạm y tế gồm xã Cư An, Hà Tam và thị trấn Đăk Pơ, tất cả các công trình được xây dựng từ 15-25 năm nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, tường gạch bao che bị nứt, thấm, rêu mốc; nền nhà bị sụt lún bong tróc; hệ thống cửa bị rỉ sét, hư hỏng; mái lợp tole cũng bị hư hỏng, thấm dột rất nhiều. Theo đánh giá, các công trình này bị hư hỏng hoàn toàn, không đảm bảo an toàn cho việc khám chữa bệnh.

Ông Hà Ngọc Hải, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế huyện Đăk Pơ cho biết: “Trước tình trạng xuống cấp của các trạm y tế, UBND tỉnh cũng đã đồng ý cho xây dựng mới 2 trạm y tế xã Cư An, thị trấn Đăk Pơ và nâng cấp sửa chữa trạm y tế xã Hà Tam. Theo kế hoạch, trong năm nay sẽ xây dựng, sửa chữa và đưa vào sử dụng nhưng hiện tại vẫn chưa thực hiện”.

z4214954216568_4aa1f84f159c076d9796f34d5e3dea22

Các trạm y tế mong muốn sớm được xây dựng, nâng cấp để phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong khi đó, tại huyện Đức Cơ, 4 trạm y tế ở các xã Ia Pnôn, Ia Dơk, Ia Lang và thị trấn Chư Ty đều được đưa vào sử dụng từ năm 2009-2010 hiện cũng đã xuống cấp. Bên cạnh đó, các trang thiết bị y tế ở 4 trạm y tế này cũng không đảm bảo để phục vụ khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Theo đánh giá của UBND huyện Đức Cơ, với đặc thù huyện có hơn 45% người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, việc các trạm y tế không đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ, buộc phải chuyển lên tuyến trên gây khó khăn rất lớn về kinh phí, thời gian đi lại của người dân. Ngoài ra, trang thiết bị của Trung tâm Y tế huyện và các xã phần nào ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh cho người nhân người Campuchia qua thăm khám.

Ông Phạm Xuân Điệp, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai cho biết, hiện đơn vị đã trình UBND tỉnh phệ duyệt chủ trương đầu tư xây dựng và nâng cấp các trạm y tế. Dự kiến đến tháng 6 này sẽ chính thức đưa vào khởi công và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2023 để phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.