| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả dạy nghề nông ở Kbang

Thứ Năm 11/11/2010 , 10:58 (GMT+7)

Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai trong nhiều năm qua đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề nông dân.

Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai trong nhiều năm qua đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề nông dân. Học xong, các học viên đã biết sử dụng tay nghề phục vụ vào sản xuất.

Chiếc máy cày tay hỏng khá nặng ngay tại cánh đồng, nếu như trước đây bà con phải thuê thợ mới sửa được, nay nông dân tự làm lấy. Công tác dạy nghề cho bà con nông dân đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực.

Từ năm 2006 đến nay, huyện Kbang có hơn 2.500 nông dân được đào tạo nghề ngắn hạn. Riêng năm 2010, từ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, huyện Kbang đã phối hợp với Trường CĐ nghề Cơ điện, Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ; Trường Trung cấp nghề An Khê dự kiến tổ chức 18 lớp đào tạo nghề ngắn hạn tại các xã cho khoảng hơn 1.000 nông dân.

Trong đó, chú trọng đến trồng trọt cơ bản; chăn nuôi thú y; trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê; kỹ thuật trồng cây công nghiệp phủ xanh đất trống đồi núi trọc; sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng; trồng nấm; xây dựng; cắt may... Hiện nay đã hoàn thành 13 lớp, với phương châm đào tạo có địa chỉ theo nhu cầu của nông dân xã đăng ký mở lớp.

Kết quả đào tạo nghề cho nông dân khá thiết thực. Cụ thể, ở làng Đê Ba, xã Tơ Tung có bốn chàng thanh niên có tên: Đinh Xen, Khúp, Dên, Thăm đã biết sửa chữa thành thạo các máy nông nghiệp mà người dân trên địa bàn đang sử dụng. Do trong quá trình học tập tốt cả nhóm khi ra trường được nhận phần thưởng là một bộ đồ nghề sửa chữa nên mỗi lần máy cày tay hư hỏng nhóm tự sửa lấy, đi mua phụ tùng về thay thế không cần gọi thợ như trước. 

Tương tự, ở xã Kông Pla cũng đã tổ chức được 4 lớp. Nhờ học lớp chăn nuôi thú y nay công việc chăn nuôi của bà con thuận lợi hơn. Nhiều hộ có kiến thức về chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi heo khá quy mô. Điển hình chị Nguyễn Thị Tuyến ở xã Sơ Pai, hàng năm xuất chuồng vài trăm heo thịt và nay chị đã trở thành một nông dân sản xuất giỏi.

Mới đây xã phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội mở lớp dạy làm nấm, mời thầy về dạy. Hơn 40 nông dân tham gia chủ yếu là nữ, ai cũng hào hứng với phương pháp học kết hợp với hành. Học nghề trồng nấm rất thích hợp với bà con nông dân, vì các bước làm nấm đơn giản, còn nguyên liệu thì ở địa phương có sẵn, trồng nấm cũng nhàn và bà con có thể kinh doanh bán ra thị trường.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.