| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả hầm biogas ở Khánh Hòa

Thứ Sáu 22/11/2013 , 11:28 (GMT+7)

Tỉnh Khánh Hoà tham gia chương trình "Khí sinh học cho ngành chăn nuôi VN" do Chính phủ Hà Lan tài trợ từ tháng 6/2009.

Tỉnh Khánh Hoà tham gia chương trình "Khí sinh học (KSH) cho ngành chăn nuôi VN" do Chính phủ Hà Lan tài trợ từ tháng 6/2009.

Văn phòng dự án KSH của tỉnh đã chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ các Trạm Khuyến nông tổ chức tập huấn cho 46 lớp với 920 nông dân tham gia; đào tạo 2 kỹ thuật viên  cấp tỉnh, 5 kỹ thuật viên cấp huyện và 9 đội trưởng đội xây hầm biogas...

Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được hàng trăm hầm biogas theo mẫu thiết kế KT1, KT2 góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, mang lại lợi ích cho các hộ chăn nuôi mỗi năm trên 2 tỷ đồng.


Biogas mang lại lợi ích cho người chăn nuôi

Ông Đinh Cường, kỹ thuật viên Văn phòng dự án KSH Khánh Hòa cho biết: Dự án đã mang lại những lợi ích thiết thực, hạn chế việc dùng củi và nhiên liệu hoá thạch, gas công nghiệp. Đặc biệt tạo ra nguồn năng lượng sạch, rẻ tiền cho các hộ chăn nuôi, giảm phát thải khí nhà kính. Tận dụng nguồn phụ phẩm KSH làm phân bón cho cây trồng, nuôi cá. Mỗi tháng tiết kiệm được từ 200 - 300 ngàn đ/hộ. Ngoài ra còn tạo việc làm cho hơn 60 thợ xây tại địa phương…

Nông dân Nguyễn Thanh Tuyên, thôn Phú Bình 2, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm cho biết, gia đình nuôi 10 - 15 con heo, mỗi năm xuất bán 2 - 3 tấn heo thương phẩm. Trước đây, toàn bộ chất thải của đàn heo xả thẳng ra vườn gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

Năm 2011, được cán bộ khuyến nông tuyên truyền về dự án KSH, anh quyết định đầu tư xây dựng hầm biogas dung tích trên 7.6 m3. Từ ngày sử dụng khí biogas làm chất đốt đã tiết kiệm được từ 2,5 - 3 triệu đồng/năm.

Tương tự, hộ anh Phạm Anh, thôn Lập Định 2, xã Cam Hòa (Cam Lâm) có chuồng trại chăn nuôi với diện tích 108 m2 thường xuyên có 6 heo nái và trên 30 heo thịt. Sau khi thấy được lợi ích thiết thực của công trình KSH nên đã đầu tư xây hầm biogas với kích cỡ 13,3 m3.

“Công trình này đã hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra, tận dụng khí ga để nấu ăn hàng ngày, tiết kiệm chop gia đình vài trăm ngàn đồng mỗi tháng”, anh Anh nói.

Theo ông Đinh Cường, ở chân đất có mạch nước ngầm nông và chảy ngang thì không thể xây hầm biogas bằng gạch được. Để khắc phục tình trạng này dùng tôn cuộn tròn trong và ngoài với đường kính thiết kế.

Sau đó tiến hành đổ bê tông hình trụ từ phần đáy trở lên kết hợp dùng máy bơm hút nước để mực nước tương đương hoặc thấp hơn thành bê tông. Đồng thời tiến hành đổ đáy đúng như thiết kế; sau 72 tiếng mới được tháo tôn ra.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất