| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả sử dụng phân bón Địa Long trên lúa

Thứ Sáu 17/02/2017 , 15:10 (GMT+7)

Nhiều nông dân huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp sử dụng phân bón Địa Long trên ruộng lúa vụ ĐX 2016 - 2017 rất phấn khởi, bởi không chỉ tiết kiệm được công chăm sóc, chi phí đầu tư trong sản xuất mà còn có lợi nhuận cao.

Phân bón Địa Long còn cải tạo, bổ sung chất hữu cơ, vi sinh vật cho đất.

09-11-13_nh-1-ong-duong-hung-do-thm-qun-thuc-te-cnh-dong-lu-su-dung-phn-bon-di-long
Ông Dương Hùng Đỗ tham quan cánh đồng sử dụng phân bón Địa Long ở huyện Tháp Mười
 

Anh Bùi Văn Tèo ở ấp Mỹ Thạnh, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười canh tác 1,5ha nếp giống 64 vụ ĐX 2016 - 2017. Nhờ sử dụng phân bón Địa Long đúng theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn nên năng suất lúa của anh Tèo tăng hơn 200kg/công so với trước kia không sử dụng phân bón Địa Long và tiết giảm chi phí bón phân, xịt thuốc bảo vệ thực vật từ 600.000 - 800.000 đồng/công. Tính chung, trong vụ ĐX này, anh Tèo tiết kiệm được khoản chi phí sản xuất trên 10 triệu đồng và sản lượng nếp tăng thêm hơn 3 tấn.

Anh Bùi Văn Tèo vui vẻ chia sẻ: “Sử dụng phân bón Địa Long này sẽ giúp cải tạo đất, giúp cây lúa, nếp cải tạo được bộ rễ nhiều và dài để nó hút toàn bộ chất dinh dưỡng có trong đất. Nhờ vậy, cây lúa phát triển tốt, có đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi hạt gạo (nếp) no tròn, nặng ký, bông lúa đậu hạt nhiều hơn nên năng suất vượt trội hơn”.

Đi thăm ruộng và tận mắt chứng kiến cánh đồng lúa bạt ngàn đang chín vàng, trĩu hạt chuẩn bị đến ngày thu hoạch, trên gương mặt nhiều nông dân ai nấy cũng tràn ngập niềm vui. Có được hiệu quả khả quan trên, mọi người đều khẳng định là nhờ sử dụng phân bón Địa Long đúng cách, đúng thời điểm và đủ liều lượng.

Anh Bùi Văn Tèo không ngần ngại cho biết kỹ thuật sử dụng phân bón Địa Long là: "Khi làm đất lần cuối cùng, tôi rải lót trước 25kg/1.000m2 rồi mới gieo sạ. Phân Địa Long sẽ kích thích hạt giống nẩy mầm tốt, rễ nhanh phát triển bám chặt trong đất nên cây lúa ít bị chết do ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ do rơm rạ, cỏ rác gây ra. Đến khi lúa trổ đòng đòng, tôi tiếp tục bón phân Địa Long từ 15 - 20kg/1.000m2. Đồng thời, tôi dùng 6kg phân bón Địa Long ngâm vào 50 lít nước sau 12 giờ, chắt nước trong trộn đều với 5 trứng hột gà và 5 bịch sữa tươi làm phân bón lá để phun trên 1.000m2 lá và hạt lúa. Nhờ vậy, lúa trổ đều, vô đầy gạo, hạt bóng, ít bị lép".

09-11-13_nh-2-thm-qun-ruong-lu-sd-phn-bon-dl
Sử dụng phân bón Địa Long năng suất lúa cao hơn so với phân bón truyền thống

 

Ông Nguyễn Văn Em ở xã Phú Điền, huyện Tháp Mười canh tác 1ha lúa giống Nàng Hoa 9. Vụ ĐX 2016 - 2017, ông Em cũng sử dụng phân bón Địa Long trên ruộng lúa của mình và đã thấy được lợi ích rất thiết thực. Ông Em bày tỏ: “Sử dụng phân bón Địa Long trên ruộng lúa, tôi đã giảm được nhiều lần xịt thuốc trừ sâu, lúa cứng cây, ít bị đổ ngã và năng suất lúa cao hơn so với sử dụng phân bón truyền thống. Nhờ phân bón Địa Long mà vụ này tôi có nguồn lãi tăng thêm được 5 triệu đồng. Vả lại, sản phẩm lúa đạt chất lượng và an toàn hơn”.

Theo ngành Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp, phân bón Địa Long trước nhất giúp bổ sung chất hữu cơ và vi sinh vật cho đất hoạt động để mùn hóa làm cho đất tốt hơn so với bón phân hóa học thuần túy. Một điều đặc biệt nhất là cải tạo lại môi trường sinh thái trên đồng ruộng. Bởi, phân bón Địa Long là loại trung, vi lượng, khi sử dụng sẽ giảm trên 20% lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ được thiên địch, tạo cho đồng đất mình có nhiều chất dinh dưỡng bền vững hơn, làm cho cây trồng dễ hấp thu và sinh trưởng mạnh hơn, tính kháng bệnh tốt hơn…

Ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam khẳng định, muốn cho cây phát triển bền vững bà con phải nuôi đất để đất nuôi cây. Phân bón Địa Long giúp cải tạo tính chất vật lý của đất, trao đổi với ion dinh dưỡng được hấp thu trên bề mặt keo đất, các loại thức ăn dinh dưỡng đi vào dung dịch đất tạo cho cây trồng được cung cấp thêm thức ăn xanh tốt, giúp cho năng suất cao và bền vững.

 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.