| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi tại Đầm Hà

Thứ Sáu 22/12/2023 , 16:44 (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp, HTX, các hộ chăn nuôi huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, đã ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Mô hình nuôi gà bản Đầm Hà trong chuồng lạnh của HTX Tuyền Hiền (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Thành.

Mô hình nuôi gà bản Đầm Hà trong chuồng lạnh của HTX Tuyền Hiền (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện nay, HTX Tuyền Hiền ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là đơn vị chọn lọc, sản xuất thành công giống gà bản Đầm Hà bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, áp dụng quy trình chăn nuôi trong môi trường nhà lạnh.

Anh Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc HTX Tuyền Hiền (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) cho biết, việc nuôi gà trong chuồng lạnh và ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo sẽ khắc phục được tất cả các nhược điểm trong nuôi gà tự nhiên.

"Khi điều tiết được nhiệt độ, ánh sáng và không khí, tạo môi trường tốt nhất cho gà bố, mẹ sinh sản, đặc biệt phối tạo được giống có độ thuần chủng cao. Từ đó, cho ra đời những chú gà con khỏe mạnh mang nguồn gen quý nổi trội vốn có", anh Tuyền chia sẻ.

Cũng theo anh Tuyền, trước đây, với việc phối giống tự nhiên, mỗi con gà trống chỉ có thể phối giống với 8 - 10 con gà mái, thì nay với phương pháp thụ tinh nhân tạo trong chuồng lạnh, 1 con gà trống sẽ thụ tinh cho 60 - 80 con gà mái. Điều này giúp giảm được chi phí nuôi gà trống, phí bảo tồn và nâng cao hiệu quả, tỷ lệ phôi cao hơn. Hiện tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo gà bản Đầm Hà đã đạt trên 90%.

Bên cạnh đó, HTX Tuyền Hiền còn liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi gà bản, để có thể kiểm soát tốt thành phần thức ăn, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Hiện nay HTX đang liên kết với hàng trăm hộ nông dân các xã phát triển chăn nuôi giống gà này. Sau khi xuất giống, tất cả đều được chăn thả tự nhiên bằng thóc, ngô trên diện tích đất đồi rộng, đảm bảo chất lượng gà thịt thơm ngon. Như vậy, quy trình sản xuất được khép kín từ con giống, thức ăn, đến bao tiêu sản phẩm.

Được biết, mỗi năm, HTX Tuyền Huyền xuất bán ra thị trường trên 250.000 con gà giống, nhiều chủng loại như gà hoa mơ, gà râu và gà mũ, 150 tấn gà thương phẩm đạt doanh thu hàng tỷ đồng, giải quyết việc làm và thu nhập cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Hiện anh Tuyền đã mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng 2 chuồng gà sinh sản hệ thống làm lạnh, 4 máy ấp, 2 nhà úm gà giống, 2 nhà gà hậu bị 300m2, 1 nhà bảo quản và ấp trứng, 2 chuồng nuôi gà thương phẩm 500m2... Tổng số tiền đầu tư trang thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng của gia đình anh khoảng 10 tỷ đồng.

Thời gian qua, huyện Đầm Hà cũng liên kết với gần 500 hộ dân sản xuất gà thương phẩm chất lượng cao cung cấp cho các nhà hàng ở Hạ Long và các địa phương lân cận như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội.

Mô hình nuôi ngan sao Đầm Hà của HTX Thắng Huệ, kết hợp bán giống và ấp trứng cho các hộ thành viên. Ảnh: Nguyễn Thành.

Mô hình nuôi ngan sao Đầm Hà của HTX Thắng Huệ, kết hợp bán giống và ấp trứng cho các hộ thành viên. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện để phát triển nâng cao chất lượng của gà bản, huyện Đầm Hà đã phối hợp với Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm gà bản Đầm Hà từ năm 2019. Bên cạnh đó, huyện cũng đang tập trung phát triển liên kết chuỗi giống ngan sao Đầm Hà, đây là giống ngan bản địa có ưu điểm thịt chắc, thơm, ngọt, giá trị dinh dưỡng cao được thịt trường ưa thích.

Khởi điểm từ mô hình trang trại nuôi ngan sao của anh Đinh Văn Thắng đã mở rộng sang lĩnh vực ấp trứng thuê và thành lập dịch vụ giết mổ gia cầm và cung ứng giống ra thị trường.

Anh Đinh Văn Thắng, Giám đốc HTX Thắng Huệ, thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: "Nếu chỉ ấp trứng và bán con giống thì mang lại hiệu quả kinh tế ở mức độ thấp. HTX chúng tôi đã kết hợp vừa nuôi ngan bố mẹ để lấy trứng ấp và bán con giống, rồi kết hợp ấp trứng thuê cho bà con trong huyện, bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân xung quanh. Đồng thời liên kết với những hộ dân trong và ngoài huyện, đảm bảo bao tiêu sản phẩm. Năm 2022, tổng doanh thu được khoảng 1,2 tỷ, sau khi trừ chi phí còn thu lại đc 300-400 triệu.

Với việc chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nên hầu hết các sản phẩm tại HTX đều có đầu ra ổn định, có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lâu dài với các doanh nghiệp lớn Hiện HTX Thắng Huệ vẫn đang tiếp tục tập trung xây dựng thương hiệu ngan sao Đầm Hà đưa nông sản này vào danh mục sản phẩm OCOP.

Bên cạnh sự chủ động đầu tư của người dân, huyện Đầm Hà cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ trong chăn nuôi, hướng dẫn người dân áp dụng và mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chuồng trại khép kín. Cùng với đó, tạo điều kiện về đất đai xây dựng chuồng trại, hình thành vùng chăn nuôi tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm xây dựng chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất