| Hotline: 0983.970.780

Trên 400 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản ở Đất mỏ

Thứ Sáu 22/12/2023 , 12:06 (GMT+7)

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 400 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản. Qua việc đầu tư khoa học công nghệ, giá trị nông sản Đất mỏ đã nâng lên rõ rệt.

Cơ sở chế biến trà hoa vàng của Công ty CP Lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ). Ảnh: Nguyễn Thành.

Cơ sở chế biến trà hoa vàng của Công ty CP Lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ). Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, kết quả sản xuất nông nghiệp là sự tổng hòa chuyển động trong toàn ngành. Điều này, thể hiện ở cách điều hành linh hoạt, ban hành những chính sách nông nghiệp sát sườn, phát huy hiệu quả thế mạnh các vùng miền trong tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hội nhập, đổi mới và vận dụng hiệu quả những thành tựu của nền nông nghiệp theo xu thế hiện đại.

Đơn cử như việc tiếp cận khoa học kỹ thuật và hệ thống máy móc, trang thiết bị đã giúp nông dân ngày càng chủ động, sáng tạo, thay đổi tư duy, hướng đến sản xuất bền vững. Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã chủ động hỗ trợ phát triển sản phẩm có lợi thế; chỉ đạo bố trí nguồn lực tập trung, tăng hỗ trợ lãi suất, máy móc, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, hạ tầng vùng sản xuất tập trung.

Qua đó, số lượng máy và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 7.000 máy làm đất các loại, đáp ứng 95% diện tích canh tác; hơn 2.500 máy tuốt đập; 3.000 máy xay xát đáp ứng trên 95% nhu cầu sản xuất.

Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng những nhà máy chế biến nông sản, giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn chú trọng xây dựng, phát triển theo chuỗi chế biến để nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân. Toàn tỉnh hiện có trên 400 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản.

Qua việc đầu tư khoa học công nghệ, giá trị nông sản đã nâng lên rõ rệt. Nhiều nông sản, nhất là sản phẩm OCOP của tỉnh đã vươn ra các thị trường lớn trong nước, như trà hoa vàng của Công ty CP Lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ); ruốc hàu, ruốc tôm của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Quảng Ninh (huyện Vân Đồn); rau, củ, quả đóng gói, hành sấy khô, bột sắn của HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong (TX Đông Triều).

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Mua heo không được lại gần chuồng xem heo

BÌNH ĐỊNH Một thợ chuyên mua heo thịt tại Bình Định chia sẻ, hiện người dân không còn cho thương lái vào chuồng như trước để tránh lây lan dịch bệnh từ ngoài vào trang trại.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.