| Hotline: 0983.970.780

Hồ Đan Kia - Suối Vàng khô khốc

Thứ Năm 05/03/2020 , 11:50 (GMT+7)

Hồ Đan Kia phục vụ nước tưới, nước sinh hoạt, tạo cảnh quan du lịch cho vùng Đà Lạt và Lạc Dương (Lâm Đồng) nhưng đang trơ đáy vì khô hạn.

Hồ Đan Kia - Suối Vàng có lưu vực 13.000ha, nằm ở TP Đà Lạt và một phần huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. 

Hồ Đan Kia - Suối Vàng có lưu vực 13.000ha, nằm ở TP Đà Lạt và một phần huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. 

Theo dung tích thiết kế, hồ có độ sâu 6m và dung tích đạt khoảng 21 triệu mét khối nước. Bình thường, nguồn nước của hồ phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng ở Đà Lạt, Lạc Dương và đảm bảo nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân.

Theo dung tích thiết kế, hồ có độ sâu 6m và dung tích đạt khoảng 21 triệu mét khối nước. Bình thường, nguồn nước của hồ phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng ở Đà Lạt, Lạc Dương và đảm bảo nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân.

Tuy nhiên, những ngày gần đây, do tình trạng khô hạn kéo dài nên lượng nước trong hồ dần cạn kiệt. Ở khu vực sâu nhất của lòng hồ chỉ còn lại rất ít nước. 

Tuy nhiên, những ngày gần đây, do tình trạng khô hạn kéo dài nên lượng nước trong hồ dần cạn kiệt. Ở khu vực sâu nhất của lòng hồ chỉ còn lại rất ít nước. 

Anh Hoàng Văn Liệu (ngụ tổ dân phố Đan Kia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) cho biết, nước trong hồ bắt đầu xuống thấp kể từ trước Tết Nguyên đán. Đến nay, nước tiếp tục rút xuống và có thể sẽ khô cạn hoàn toàn trong vài tuần tới.  

Anh Hoàng Văn Liệu (ngụ tổ dân phố Đan Kia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) cho biết, nước trong hồ bắt đầu xuống thấp kể từ trước Tết Nguyên đán. Đến nay, nước tiếp tục rút xuống và có thể sẽ khô cạn hoàn toàn trong vài tuần tới.  

Đáy hồ ở khu vực thị trấn Lạc Dương cạn trơ, nứt nẻ.

Đáy hồ ở khu vực thị trấn Lạc Dương cạn trơ, nứt nẻ. "Bây giờ có thể đi bộ trên mặt hồ để qua bên kia của TP Đà Lạt", một người dân cho biết.

Hồ Đan Kia - Suối Vàng cũng là điểm du lịch nổi tiếng của TP Đà Lạt. Khi hồ khô cạn, nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan đã tỏ vẻ buồn rầu khi sự thơ mộng của hồ bị sự khắc nghiệt của thiên nhiên hủy hoại. 

Hồ Đan Kia - Suối Vàng cũng là điểm du lịch nổi tiếng của TP Đà Lạt. Khi hồ khô cạn, nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan đã tỏ vẻ buồn rầu khi sự thơ mộng của hồ bị sự khắc nghiệt của thiên nhiên hủy hoại. 

Một cành cây khô trên lòng hồ nứt nẻ khiến ai nhìn thấy cũng nghĩ đến một sa mạc khô khan nào đó.

Một cành cây khô trên lòng hồ nứt nẻ khiến ai nhìn thấy cũng nghĩ đến một sa mạc khô khan nào đó.

Ở đáy hồ, một mảnh lưới đánh cá của ai đó sót lại trên nền đất khô.

Ở đáy hồ, một mảnh lưới đánh cá của ai đó sót lại trên nền đất khô.

Trước khi xảy ra tình trạng khô hạn, mỗi ngày, hồ Đan Kia - Suối Vàng cung cấp 45.000-55.000m3 nước sinh hoạt cho người dân Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Trước khi xảy ra tình trạng khô hạn, mỗi ngày, hồ Đan Kia - Suối Vàng cung cấp 45.000-55.000m3 nước sinh hoạt cho người dân Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Cũng thời gian này, nông dân ở vùng thị trấn Lạc Dương phải khơi dòng để đặt vòi máy bơm, hút nước tưới cho cây trồng. 

Cũng thời gian này, nông dân ở vùng thị trấn Lạc Dương phải khơi dòng để đặt vòi máy bơm, hút nước tưới cho cây trồng. 

Anh Hoàng Văn Liệu có vườn hoa hồng sát hồ Đan Kia - Suối Vàng và đang phải hứng chịu sự khốc liệt của thiên nhiên. Anh thổ lộ:

Anh Hoàng Văn Liệu có vườn hoa hồng sát hồ Đan Kia - Suối Vàng và đang phải hứng chịu sự khốc liệt của thiên nhiên. Anh thổ lộ: "Cứ bật máy tưới một lúc là phải nhìn ra hồ xem mực nước. Tôi làm vườn bên hồ đã 4 năm nhưng đây là lần đầu tiên hồ cạn đến mức này".

Hiện nay, do tình hình khô hạn nên nhiều hồ nước ở Lâm Đồng không tích đủ nước. Dự báo, trong mùa khô năm nay, có khoảng 25 nghìn ha cây trồng của tỉnh không đủ nước tưới, trên 4 nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Hiện nay, do tình hình khô hạn nên nhiều hồ nước ở Lâm Đồng không tích đủ nước. Dự báo, trong mùa khô năm nay, có khoảng 25 nghìn ha cây trồng của tỉnh không đủ nước tưới, trên 4 nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.