| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ người dân trồng rừng gỗ lớn

Thứ Hai 18/12/2023 , 10:57 (GMT+7)

Việc trồng rừng gỗ lớn mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho bà con các dân tộc miền núi tỉnh Lai Châu.

Bà con nông dân ở huyện Tam Đường (Lai Châu) trồng giổi, tạo sinh kế lâu dài. Ảnh: T.H.

Bà con nông dân ở huyện Tam Đường (Lai Châu) trồng giổi, tạo sinh kế lâu dài. Ảnh: T.H.

Huyện Tam Đường trồng mới 100ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất cây gỗ lớn. Để thực hiện, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện phối hợp với chính quyền các xã vận động người dân trồng rừng.

Xã Nà Tăm được huyện Tam Đường giao trồng 10ha rừng cây gỗ lớn với giống cây giổi. Sau khi được giao kế hoạch từ đầu năm, UBND xã đã tiến hành rà soát, thống kê nhu cầu trồng rừng của nhân dân trên địa bàn. Chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích kinh tế của việc trồng rừng. Qua đó, người dân đăng ký trồng đạt 100% kế hoạch huyện giao.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Nà Tăm (huyện Tam Đường, Lai Châu) cho biết, qua khảo sát chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, thiết kế và lên phương án trồng rừng tại 2 bản Nà Luồng và Nà Hiềng. Cùng với đó, huy động người dân đưa cây giống, phân bón để triển khai trồng rừng. Hiện xã đã hoàn thành chỉ tiêu được giao về trồng rừng của năm 2023.

Để đẩy hoàn thành sớm việc trồng rừng ngay từ cuối tháng 4, thời tiết thuận lợi, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường đã đo đạc xong diện tích cho gia đình các hộ dân để người dân phát dọn thực bì, làm đất cho việc trồng rừng.

Ông Lò Văn Ón ở bản Nà Hiềng, xã Nà Tăm (huyện Tam Đường) cho biết, năm nay gia đình tôi đăng ký trồng mới 5.000m2 cây giổi. Sau khi làm đất xong, khi trời mới mưa xong, đất đai còn ẩm, tôi huy động toàn bộ nhân lực trong nhà đưa cây giống, phân bón lên đồi để tiến hành trồng và đã xong sớm so với kế hoạch ban đầu dự kiến. 

Khi triển khai trồng, các hộ dân trồng rừng được cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện hướng dẫn kỹ thuật trồng cũng như cách chăm sóc nên người dân rất yên tâm. 

100ha rừng trồng mới trên diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất cây gỗ lớn của huyện Tam Đường chủ yếu tập trung tại 10/13 xã, thị trấn. Trong đó, gồm thị trấn Tam Đường và các xã: Bản Bo, Bản Giang, Bản Hon, Bình Lư, Giang Ma, Khun Há, Nà Tăm, Tả Lèng, Thèn Sin. Trong đó, diện tích trồng cây giổi 15,33ha; quế 62,53ha; thông mã vỹ 22,14ha.

Theo Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường, để thực hiện được kế hoạch trồng rừng của năm, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê nhu cầu trồng rừng của nhân dân; xây dựng kế hoạch thiết kế, chuẩn bị hiện trường và phương án trồng rừng. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cơ chế chính sách nhận giao khoán trồng và chăm sóc các loại rừng trồng đến nhân dân. 

Cụ thể, người trồng rừng sẽ được hỗ trợ theo Nghị quyết số 08/202, của HĐND tỉnh Lai Châu quy định chính sách phát triển rừng bền vững, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, các hộ tham gia trồng rừng sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí 16 triệu đồng/ha trong 4 năm cho việc chuyển đổi đất, cây giống, trồng và chăm sóc…

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và xây dựng kế hoạch trồng rừng từ sớm mà người dân trong huyện đã đăng ký đã đảm bảo 100% diện tích trồng theo kế hoạch đề ra. Ngoài ra, việc cung ứng giống cây cho người dân cũng lựa chọn được đơn vị có uy tín, cung cấp giống đảm bảo chất lượng.

Ông Phạm Danh Tuyên, Phó trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường cho biết, quá trình triển khai trồng đơn vị cử cán bộ kỹ thuật bám nắm địa bàn hướng dẫn nhân dân cách bảo quản, chăm sóc cây giống cũng như trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cây trồng có tỷ lệ sống cao.

Với sự chỉ đạo tích cực, sát sao của UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn; sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, khắc phục những bất lợi của thời tiết, việc trồng rừng đã đảm bảo kế hoạch đề ra.  

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tái thiết rừng Quảng Ninh sau bão Yagi: [Bài 1] Chờ chính sách để hồi sinh

Hơn 3 tháng bão Yagi đi qua, những cánh rừng tan hoang ở Quảng Ninh vẫn chết khô, chờ chính sách để được tái sinh, trồng mới.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.