| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị dê sữa Á-Úc lần IV: Phát triển chăn nuôi dê sữa thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Tư 17/10/2018 , 19:44 (GMT+7)

Sáng 17/10, Hội nghị dê sữa Á-Úc lần thứ IV (AADGC) do ĐH Trà Vinh phối hợp với Hiệp hội Dê sữa Á Úc tổ chức, diễn ra từ ngày 17-19/10/2018 tại trường ĐH Trà Vinh với chủ đề “Phát triển chăn nuôi dê sữa thích ứng biến đổi khí hậu”.

Hội nghị lần này thu hút trên 200 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý đến từ các viện, trường, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó có 75 đại biểu nước ngoài đến từ 18 quốc gia trên thế giới như Philippin, Thái lan, Indonesia, Maylaysia, Trung Quốc, Mỹ, Nhật…

13-14-18_qung_cnh_hoi_nghi_de_su__uc_ln_thu_4
Quang cảnh hội nghị

GS.TS Juan Boo Liang (Malaysia) điều phối viên quốc tế AADGN phát biểu mở đầu: “Chuỗi hội nghị AADGC, được thành lập đầu tiên vào năm 2012, tại Kula Lumpur (Malaysia), sau đó lần 2 và 3 được tổ chức tại Indonesia và Trung Quốc. Mục tiêu chính của AADGC là cung cấp nền tảng cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, sinh viên và nhà sản xuất chia sẻ kinh nghiệm kết nối để thúc đẩy sản xuất dê sữa bền vững ở khu vực Á-Úc và các khu vực khác”.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thu, ĐH Cần Thơ, Chủ tịch AADG 2018: “Tổng đàn dê ở châu Á khoảng 430 triệu con, chiếm 65% tổng đàn dê trên thế giới. Trong khi sản lượng sữa ở châu Á chiếm 25%, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội ở các nước châu Á. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nông nghiệp châu Á gần đây đã bị thách thức với hạn hán và mực nước biển dâng thì con dê có lợi thế là tiêu thụ ít nước ngọt và chịu đựng khí hậu nóng, có thể sản xuất thịt và sữa một cách hiệu quả. Một số nước châu Á đã phát triển ngành công nghiệp dê sữa với thu nhập quốc dân rất tốt”.

PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh cho biết, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về lĩnh vực di truyền và giống, dinh dưỡng và thức ăn, công tác quản lý, sức khỏe và bệnh tật, sữa và sản phẩm sữa, kinh tế và xã hội, phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất