| Hotline: 0983.970.780

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM:

Hội thảo ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ Bảy 03/04/2021 , 16:42 (GMT+7)

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, việc phát triển cơ giới hóa sản xuất và công nghiệp chế biến là một trong giải pháp quan trọng giúp ngành nông nghiệp trụ vững.

Sáng ngày 3/4, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cơ giới hóa sản xuất và công nghiệp chế biến một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”.

PGS-TS Nguyễn Tất Toàn, Phó hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: ĐHNL.

PGS-TS Nguyễn Tất Toàn, Phó hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: ĐHNL.

Tại hội thảo các đại biểu được nghe PGS-TS Kha Chấn Tuyền, khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm của trường ĐH Nông Lâm TPHCM trình bày đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cơ giới hóa sản xuất và công nghiệp chế biến một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Đề tài do các khoa: Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Cơ khí Công nghệ, Kinh tế và Nông học cùng thực hiện tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long,.. trên 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Theo đó, nhóm đã tổ chức nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế về thực trạng phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ canh tác lúa, chanh, bưởi... và sản phẩm chế biến từ lúa, chanh, bưởi; cùng các hộ chăn nuôi lợn, vịt, tôm và cá tra... và sản phẩm chế biến từ tôm, cá tra, lợn, vịt...

Nông dân áp dụng cơ giới hóa thu hoạch lúa ĐX. Ảnh: Minh họa.

Nông dân áp dụng cơ giới hóa thu hoạch lúa ĐX. Ảnh: Minh họa.

Hội thảo dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, làm rõ những nội dung đề tài đã thực hiện. Đồng thời, tham luận thêm về thực trạng và giải pháp phát triển cơ giới hóa sản xuất và công nghiệp chế biến một số sản phẩm nông nghiệp mà đề tài chưa đề cập đến.

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: ĐHNL.

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: ĐHNL.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS-TS Nguyễn Tất Toàn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm cho rằng, sự kết hợp 4 nhà: Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL là hết sức quan trọng; đồng thời đề cao giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, hy vọng những kết quả của đề tài sẽ phần nào hỗ trợ được người dân các tỉnh ĐBSCL trong việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giúp cải thiện năng suất cây trồng, cải thiện kinh tế.

“Đề tài này được thực hiện bởi sự hợp tác nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đến từ các khoa trong nhà trường. Đây cũng là xu hướng chung và là một trong những định hướng của nhà trường nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực”, PGS-TS Nguyễn Tất Toàn chia sẻ .

Được biết, Hội thảo khoa học trong khuôn khổ dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Đợt 4) và Quyết định số 289/QĐ-BNN-TC ngày 03/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Phú Xuyên đưa sản phẩm OCOP làng nghề vươn tầm thế giới

Tham gia chương trình OCOP, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội có 231 sản phẩm được xếp hạng, phần lớn là của làng nghề, không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu.