| Hotline: 0983.970.780

Hơn 10 triệu đô la Úc hỗ trợ nông dân sản xuất lúa giảm phát thải

Thứ Hai 01/08/2022 , 07:53 (GMT+7)

Dự kiến khoảng 300 nghìn nông dân sản xuất lúa ĐBSCL được hỗ trợ phát triển sinh kế, giảm phát thải, với nguồn vốn hơn 10 triệu đô la Úc.

50% lượng phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ sản xuất lúa

Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đồng tổ chức Hội thảo khởi động cấp quốc gia dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và hướng tới sự phát triển bền vững ở ĐBSCL” (TRVC).

Toàn cảnh hội thảo khởi động cấp quốc gia Dự án TRVC. Ảnh: Kim Anh.

Toàn cảnh hội thảo khởi động cấp quốc gia Dự án TRVC. Ảnh: Kim Anh.

Tại hội thảo, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, phân tích, ngành nông nghiệp mỗi năm phát thải hơn 88 triệu tấn CO2e và khoảng 75% lượng khí thải mê-tan. Trong đó, lĩnh vực sản xuất lúa chiếm tới 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp. Ông Tùng chỉ ra, tại khu vực ĐBSCL, trong nhiều năm qua, các địa phương chủ yếu đặt mục tiêu kinh tế và an ninh lương thực, chưa chú trọng đến vấn đề giảm phát thải. Hơn nữa, các địa phương cũng chưa có những cơ chế, thúc đẩy, động viên nông dân canh tác giảm phát thải khí nhà kính. Cộng với yếu tố về điều kiện hạ tầng, quản lý nguồn phát thải khí nhà kính còn hạn chế, dẫn đến nhận thức của người sản xuất chưa tốt.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, phân tích lĩnh vực sản xuất lúa chiếm tới 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, phân tích lĩnh vực sản xuất lúa chiếm tới 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, chú trọng hai yếu tố quan trọng là giữ ổn định diện tích canh tác lúa 3,5 triệu ha và sản lượng tối thiểu 35 triệu tấn để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Mục tiêu này góp phần giữ diện tích canh tác lúa ổn định trong nhiều năm tới.

Song song đó, theo ông Tùng, sản lượng xuất khẩu gạo sẽ giảm và giữ ở mức 4 triệu tấn/năm đến năm 2030. Ông đánh giá đây là mức độ an toàn cao nhất đối với sản xuất lúa gạo. Mặc khác, sản xuất lúa gạo có thể gia tăng giá trị bằng cách đưa các gạo chất lượng tốt phục vụ xuất khẩu, giảm lượng gạo có giá trị thấp. Ngoài ra thay đổi quy trình canh tác theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thích ứng với yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu. Đây là hướng đi phù hợp với cơ cấu giống tại khu vực ĐBSCL thời gian qua.

Khởi động dự án chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó BĐKH

Từ 10 – 15 triệu đô la Úc sẽ được đầu tư cho dự án cấp quốc gia về “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL”. Đó là thông tin được bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án TRVC đưa ra tại hội thảo.

Bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án TRVC cho hay, 10 – 15 triệu đô la Úc sẽ được đầu tư cho nông dân trồng lúa ở ĐBSCL sản xuất giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án TRVC cho hay, 10 – 15 triệu đô la Úc sẽ được đầu tư cho nông dân trồng lúa ở ĐBSCL sản xuất giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Tiếp nối thành công của dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” (AVERP) tại tỉnh Thái Bình, tổ chức SNV tiếp tục hợp tác với các đối tác Chính phủ Việt Nam thiết kế Dự án TRVC. Dự án với mục tiêu khuyến khích các hợp tác xã (HTX), nhà sản xuất gạo, thương lái, doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong chuỗi giá trị lúa gạo, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ sản xuất lúa tiến bộ, thông minh, thích ứng với BĐKH trên quy mô lớn.

Theo đó, trong 5 năm (2022 - 2027), Dự án TRVC dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển sinh kế cho khoảng 300 nghìn hộ nông dân trồng lúa; 5 – 10 nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh lĩnh vực lúa gạo và 50 – 60 HTX. Từ đó, dự án hướng đến mục tiêu giảm phát thải khoảng 200 nghìn tấn CO2, tiết kiệm khoảng 15% chi phí đầu vào cho nông dân. Từ đây gia tăng 5% năng suất và lợi nhuận.

Dự án TRVC dự kiến hỗ trợ phát triển sinh kế cho khoảng 300 nghìn hộ nông dân trồng lúa ở vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Dự án TRVC dự kiến hỗ trợ phát triển sinh kế cho khoảng 300 nghìn hộ nông dân trồng lúa ở vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Địa điểm triển khai dự kiến tại 3 tỉnh sản xuất lúa trọng điểm ở khu vực ĐBSCL là An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Dự án sử dụng cơ chế trao tiền thưởng dựa trên kết quả ghi nhận.

Các doanh nghiệp quan tâm có thể gửi đề xuất các kỹ thuật sản xuất lúa bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, có thể giảm được phát thải khí nhà kính… Đồng thời, trình bày năng lực của doanh nghiệp trong việc thử nghiệm và mở rộng ứng dụng công nghệ trên quy mô sản xuất lớn ở khu vực ĐBSCL.

Hồ sơ gửi qua email đến địa chỉ: TRVC@snv.org.

Đơn vị SNV sẽ thông tin về cuộc thi, thể lệ tham gia, quy chế, thời gian và cơ cấu giải thưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng và website của Cục Trồng Trọt, Sở NN-PTNT các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực

Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

Bình luận mới nhất