| Hotline: 0983.970.780

Hơn 100 tấn sầu riêng bị rụng do giông, lốc

Thứ Ba 09/07/2024 , 16:17 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Mưa lớn kèm theo giông, lốc khiến sầu riêng sắp đến kỳ thu hoạch của khoảng 200 hộ dân tại huyện Cư M'gar bị rụng trái.

Số sầu riêng bị rụng được người dân thu gom lại để bán rẻ cho thương lái. Ảnh: Quang Yên.

Số sầu riêng bị rụng được người dân thu gom lại để bán rẻ cho thương lái. Ảnh: Quang Yên.

Ngày 9/7, Phòng NN-PTNT huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đang yêu cầu các địa phương thống kê các trường hợp sầu riêng bị giông, lốc gây thiệt hại nặng 3 ngày trước để có phương án hỗ trợ.

Theo kết quả kiểm tra ban đầu, diện tích sầu riêng bị giông, lốc làm gãy đổ, rụng quả xảy ra trên diện khá rộng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng. Trong đó, xã Ea Tar bị ảnh hưởng nhiều nhất với khoảng 200 hộ có diện tích sầu riêng bị thiệt hại với hơn 100 tấn sầu riêng sắp đến kỳ thu hoạch bị rụng. Ngoài ra, một số hộ bị hư hỏng nhà cửa và thiệt hại các loại cây trồng khác.

Ông Y Dớt Hwing (51 tuổi, ngụ buôn Mlăng, xã Ea Tar) cho biết, gia đình có 80 cây sầu riêng đã cho thu hoạch, ước tính năm nay sản lượng khoảng 8 tấn. Tuy nhiên, cơn giông lốc tối ngày 6/7 đã làm rụng khoảng 4 tấn sầu riêng.

“Giông lốc làm hàng chục cây sầu riêng bị bật gốc, ngã đổ. Cả 80 cây đang thời kỳ thu hoạch, cây nào cũng rụng trái. Hôm qua, gia đình bán hơn 4 tấn sầu riêng rụng với giá 20.000 đồng/kg. Tính ra, chỉ một cơn giông lốc, gia đình tôi thiệt hại gần 300 triệu đồng”, ông Y Dớt nói.

Theo thống kê ban đầu, có hơn 100 tấn sầu riêng ở xã Ea Tar (huyện Cư M’gar) bị rụng do giông, lốc. Ảnh: Quang Yên.

Theo thống kê ban đầu, có hơn 100 tấn sầu riêng ở xã Ea Tar (huyện Cư M’gar) bị rụng do giông, lốc. Ảnh: Quang Yên.

Tương tự, gia đình ông Bùi Minh Sơn (ngụ xã Ea Tar) có 270 cây sầu riêng trồng trên diện tích 1,8ha, trong đó 170 cây đã cho thu hoạch. Trước khi xảy ra giông lốc, gia đình anh dự kiến năm 2024 sẽ đạt sản lượng khoảng 10 tấn trái sầu riêng.

Tuy nhiên, sau khi xảy ra giông lốc vào chiều 6/7, vườn sầu riêng của gia đình ông Sơn có 20 cây bị ngã đổ và khoảng 40 - 50 cây bị nghiêng gốc. Nhiều cây khác cũng bị rụng trái hàng loạt. Sau khi xảy ra sự việc, gia đình ông Sơn đã thu gom những trái sầu riêng bị rụng bán cho thương lái 2 tấn với giá 15.000 đồng/kg.

“Hiện nhiều cây sầu riêng bị nghiêng gốc vẫn tiếp tục rụng trái. Ước tính, cơn giông lốc đã khiến vườn sầu riêng của gia đình tôi thiệt hại khoảng 3 tấn trái, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Kinh tế gia đình tôi chủ yếu trông vào vườn sầu riêng. Vợ chồng tôi dự tính sau mùa thu hoạch sầu riêng năm nay sẽ trả nợ tiền đầu tư và tích góp một khoản để vài năm nữa xây căn nhà nhỏ cho các con ở”, ông Sơn chia sẻ.

Người dân cưa hạ những cây sầu riêng bị ngã. Ảnh: Quang Yên.

Người dân cưa hạ những cây sầu riêng bị ngã. Ảnh: Quang Yên.

Sau khi xảy ra giông lốc, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Cư M’gar đã cùng chính quyền các xã tổ chức lực lượng xuống hỗ trợ những gia đình bị hư hỏng nhà cửa và dọn dẹp vệ sinh vườn cây, thu gom những quả bị hư hỏng...

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...