| Hotline: 0983.970.780

Hơn 20 năm nuôi con tâm thần và mẹ già 93 tuổi

Thứ Sáu 13/01/2017 , 06:50 (GMT+7)

Đau ốm triền miên nhưng người phụ nữ 68 tuổi vẫn một mình nuôi đứa con tâm thần hơn 20 năm qua cùng mẹ già 93 tuổi. Không lương hưu, không sức khỏe...

Không lương hưu, không sức khỏe, cuộc sống của 3 thành viên trong gia đình đều trông chờ vào số tiền trợ cấp ít ỏi.

Đó là hoàn cảnh éo le của gia đình bà Bùi Thị Nhâm (SN 1949) ở thôn 1, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

13-34-12_nh-1
Căn nhà của gia đình bà Bùi Thị Nhâm
 

Tìm vào nhà bà Nhâm, hỏi đường thì ai cũng biết vì đây là hộ nghèo nhất vùng. Men theo con đường con đường đất um tùm cỏ dại, căn nhà nhỏ xiêu vẹo với những mảng tường bong tróc dần hiện ra, phần nào cho chúng tôi biết hoàn cảnh éo le của của chủ nhân nó.

Năm 1975, bà Nhâm kết hôn và sinh được một người con trai là anh Nguyễn Văn Đức. Nhưng éo le thay, chồng bà Nhâm mất sớm, một mình bà phải bươn trải nuôi người con còn đỏ hỏn. Anh Đức lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng khi tròn 20 tuổi thì bỗng nhưng mắc phải căn bệnh tâm thần phân liệt. Từ một thanh niên hiền lành, chịu khó, anh Đức trở nên hung hăng, đập phá đồ đạc, thỉnh thoảng nói lảm nhảm một mình, thậm chí hành hung chính mẹ đẻ của mình.

Trong 5 năm đầu phát bệnh, anh Đức thường xuyên trốn nhà, đạp xe đi lang thang khắp nơi, có lần sang cả Lào Cai, Phú Thọ... Nhiều năm trời, bà Nhâm đưa con đi chữa trị khắp nơi nhưng không có kết quả.

Có người mách bà Nhâm gửi anh Đức vào bệnh viện tâm thần ở Hà Nội, nhưng không có tiền đóng góp hàng tháng cũng như chi phí đi lại nên dù đau xót, bà vẫn phải buộc lòng nhốt đứa con duy nhất vào nhà kho vốn chỉ để chứa củi. Căn phòng chưa đầy 5 mét vuông ấy vừa là nơi ăn, ngủ, đồng thời cũng là nơi vệ sinh cá nhân của anh Đức, dù thường xuyên xối nước cọ rửa cũng vẫn không thể xua nổi mùi xú uế nồng nặc.

Cụ Ngô Thị Sợi (mẹ đẻ bà Nhâm) thở dài khi nói về đứa cháu đáng thương, bệnh tật của mình: “Khổ lắm cô ạ, có cái giường nó cũng phá tan rồi, người thì cứ trần như nhộng. Có hôm trời đông rét căm căm, nhìn cháu nằm co ro dưới nền xi măng mà đứt từng khúc ruột”.

Thời gian gần đây, hai căn bệnh cao huyết áp và viêm khớp khiến sức khỏe bà Nhâm yếu đi nhiều. Những trận ốm triền miên và những cơn đau buốt tận xương tủy lúc trở trời khiến bà chẳng làm được việc gì. Trước đây, nhà bà có 2 sào ruộng, hiện 1 sào đã thuộc diện thu hồi để phục vụ cho việc xây dựng nhà máy may của huyện, sào còn lại bà cho người khác thầu lấy 40kg thóc/năm. Hiện cả ba con người sống lay lắt qua ngày nhờ số tiền chưa đến 1 triệu đồng/tháng của Nhà nước. Bà Nhâm bày tỏ, ước ao lớn nhất của bà bây giờ là có thể sửa sang lại căn phòng cho anh Đức, đồng thời xây thêm một cái bệ xi măng thay cho chiếc giường đã hỏng để anh không phải nằm dưới nền xi măng lạnh lẽo trong mùa đông này.

Bà Nguyễn Thị Hà, trưởng thôn 1, thị trấn Cổ Phúc, cho biết: “Gia đình nhà bà Bùi Thị Nhâm là gia đình đặc biệt khó khăn của thôn. Vừa qua, Chi hội nông dân tập thể thôn 1 đã vận động, quyên góp được hơn 2 triệu đồng tặng cho gia đình. Nhưng số tiền đó cũng chỉ giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt. Vậy nên, tôi rất mong các cơ quan, đoàn thể và cá nhân sẽ quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ để gia đình bà Nhâm bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống”.

Hoàn cảnh của gia đình bà Bùi Thị Nhâm rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Bùi Thị Nhâm ở thôn 1, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 47 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 0710.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm