| Hotline: 0983.970.780

Hơn 30 hộ dân “sống trong sợ hãi”

Thứ Năm 06/09/2012 , 15:46 (GMT+7)

Dự án cao ốc quốc tế Hồ Tây do Cty liên doanh cao ốc quốc tế Hồ Tây khởi công tháng 7/2012 cũng là lúc hơn 30 hộ dân của khu tập thể 16A Thụy Khuê luôn thấp thỏm lo sợ khu tập thể của họ có thể sập bất cứ lúc nào.

Dự án cao ốc quốc tế Hồ Tây do Cty liên doanh cao ốc quốc tế Hồ Tây khởi công tháng 7/2012 cũng là lúc hơn 30 hộ dân của khu tập thể 16A Thụy Khuê luôn thấp thỏm lo sợ khu tập thể của họ có thể sập bất cứ lúc nào.


Tường nhà bị xé toạc...

Ông Bùi Danh Tựu ở tầng 2, tập thể 16A Thụy Khuê cho biết, từ 22h đêm đến sáng, từng đoàn xe trọng tải lớn chở bê tông rầm rập tiến vào khu tập thể. Căn hộ của ông lại tọa lạc ngay sát đường vào, nên những tiếng ồn hầu như đều trực tiếp “dội” vào nhà ông. Thậm chí, khoan máy, búa máy, tiếng hàn sắt thép… cũng “cộng hưởng” tạo thành dàn hợp âm tấn công dồn dập vào nhà ông Tựu nói riêng và toàn bộ khu tập thể nói chung. “Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư cần có ý thức hơn khi thi công công trình. Tuy nhiên, đơn thư được giử đi nhưng không nhận được hồi âm của họ”, ông Tựu cho biết.

Mâu thuẫn giữa người dân khu tập thể 16A Thụy Khuê và chủ đầu tư lên đến đỉnh điểm khi đêm 5/9, những công dân nơi đây tập trung trước cổng công trình này, yêu cầu Cty liên doanh cao ốc Hồ Tây dừng ngay việc thi công, đồng thời có biện pháp kiểm tra, xử lý những bất cập do họ gây ra trong quá trình xây dựng công trình.


Trụ chính của tòa nhà 30 hộ dân nghiêng mỗi ngày một lớn từ khi công trình thi công

Theo giấy phép xây dựng số 18/GPXD của Sở Xây dựng Hà Nội cấp cho chủ đầu tư, thì công trình cao ốc quốc tế Hồ Tây được xây dựng tại số 18, phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội). Diện tích xây dựng (tầng 1) là 1.196m2, với 17 tầng nổi và 3 tầng hầm. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân nơi đây, 1/3 diện tích móng nhà của khu tập thể 16A Thụy Khuê đã bị chủ đầu tư phá dỡ. Do đó, hiện khu tập thể này đã bị nghiêng về phía công trình đang thi công khoảng 18 độ. Nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy, toàn bộ căn nhà đang bị nghiêng đi. Nguy hiểm hơn, hầu hết các căn hộ trong khu tập thể này đều bị nứt tường, các thanh dầm ngang, dọc cũng bắt đầu có hiện tượng nứt.

Theo thông báo khởi công công trình của chủ đầu tư gửi UBND phường Thụy Khuê ngày 19/7/2012 thì chủ đầu tư là Cty liên doanh cao ốc quốc tế Hồ Tây, nay là Cty TNHH cao ốc quốc tế Hồ Tây, cam kết thực hiện đúng các quy định của thành phố về đảm bảo trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV NNVN, hiện chủ đầu tư mới chỉ làm hàng rào bằng tôn cao khoảng 2m quây quanh công trình. Bụi đất, bụi xi măng và tiếng ồn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của các hộ dân nơi đây.


Bụi, tiếng ồn làm đảo lộn cuộc sống của người dân 

Ngoài ra, theo phản ánh của các hộ dân, đối chiếu với Quyết định 55 của UBND TP Hà Nội và Nghị định 180 của Chính phủ, thì chủ đầu tư hoàn toàn sai trong việc thỏa thuận khảo sát và đền bù mức thiệt hại đối với các hộ liền kề trong quá trình thi công công trình gây ra. Bằng chứng là các hộ dân nơi đây chưa một lần được họp với chủ đầu tư để bàn bạc và thống nhất phương án đền bù từ khi khởi công công trình. Trong khi đó, tại văn bản thông báo về việc triển khai thi công dự án cao ốc Hồ Tây, chủ đầu tư “nổ” rằng “… hiện chúng tôi bắt đầu tiếp tục thi công dự án. Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn, giữ vệ sinh môi trường theo đúng quy định. Do công trình nhà tập thể 16A Thụy Khuê đã được xây dựng lâu năm và sửa chữa nhiều, vì vậy rất dễ ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Để đảm bảo quyền lợi của các hộ dân, chúng tôi kính thông báo những đầu mối để phối hợp giải quyết các sự việc phát sinh tại hiện trường trong quá trình xây dựng…”.

Nói một đằng, nhưng không thực hiện lời cam kết, chủ đầu tư cao ốc quốc tế Hồ Tây đã khiến cho các hộ dân ở khu tập thể hết sức bức xúc. Ông Nguyễn Tiến Luân, một hộ dân trong khu tập thể này cho rằng, với cách hành xử của chủ đầu tư thì chắc chắn người dân nơi đây sẽ còn kiến nghị và dùng nhiều biện pháp khác để ngăn chặn, không cho việc thi công ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.

Dưới đây là một số hình ảnh dự án ảnh hưởng đến tập thể 16A Thụy Khuê.

 

 


 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm