| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác công tư phát triển lúa bền vững

Thứ Sáu 12/04/2024 , 16:21 (GMT+7)

TP.HCM Hợp tác công tư (PPP) nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh…

Ngày 12/4, tại TP.HCM, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký thỏa thuận hợp tác công tư (PPP) với Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam và Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam (PADCO) về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa vùng ĐBSCL.

Hợp tác công tư (PPP) nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng DFBSCL. Ảnh: Trần Phi.

Hợp tác công tư (PPP) nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng DFBSCL. Ảnh: Trần Phi.

Việt Nam hiện xuất khẩu gạo đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 15% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp nói chung và ĐBSCL nói riêng, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế như chất lượng gạo chưa cao, tính cạnh tranh thấp.

Chương trình Hợp tác công tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác là giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn, hướng đến nền nông nghiệp tăng trưởng xanh và bền vững; hướng tới thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp do Chính phủ khởi xướng, Bộ NN-PTNT đang triển khai thực hiện.

Ông Doãn Văn Chiến, Trưởng Văn phòng thường trực tại Nam bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) cho biết, trong điều kiện ngân sách hạn chế, nguồn lực đầu tư có hạn, việc huy động các thành phần kinh tế thông qua chương trình hợp tác công tư là hết sức cần thiết nhằm tăng cường hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp và lương thực theo hướng tăng trưởng xanh. Từ đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng các lực lượng liên tục cập nhật quy trình công nghệ, giải pháp, tiến bộ kỹ thuật mới nhất giúp bà con nông dân có những gói kỹ thuật phù hợp với từng vùng sinh thái, hướng tới chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững và có trách nhiệm trong tương lai.

“Trong khoa học công nghệ hiện nay, doanh nghiệp là lực lượng dẫn dắt, chuyển giao kết quả, ứng dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Tôi cho rằng vai trò của doanh nghiệp trong hợp tác công - tư sẽ là cú hích để có thể đẩy nhanh hơn nữa các ứng dụng kỹ thuật", ông Doãn Văn Chiến nhấn mạnh.

Nhóm công tác đối tác công tư về lúa gạo mới ra đời từ giữa năm 2022, đến nay đã phát huy hiệu quả khả quan, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.