| Hotline: 0983.970.780

Hội nông dân hỗ trợ thành lập gần 200 hợp tác xã nông nghiệp

Thứ Tư 10/04/2024 , 18:48 (GMT+7)

KIÊN GIANG Hội Nông dân các cấp tại tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, với gần 200 hợp tác xã được thành lập.

Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

Theo Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động và hỗ trợ hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, góp phần phát triển kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nông dân.

Hiện nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 543 hợp tác xã và 2.220 tổ hợp tác hoạt động trong lịnh vực nông nghiệp. Trong đó, Hội Nông dân đã trực tiếp và phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh hỗ trợ và hướng dẫn thành lập được 198 hợp tác xã nông nghiệp và 781 tổ hợp tác. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, với lợi nhuận bình quân của các hợp tác xã là 350 triệu đồng/năm, thu nhập của các thành viên là 51,5 triệu đồng/năm.

Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã hỗ trợ vay vốn để đầu tư mô hình nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể cho 39 hợp tác xã và 96 tổ hợp tác ở các huyện, thành phố trong tỉnh với tổng số tiền trên 31 tỷ đồng. Phối hợp triển khai vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội cho trên 1.020 tổ vay vốn với tổng số tiền 1.422 tỷ đồng, giúp cho 47.750 hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Cùng với phát triển kinh tế tập thể, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng được 14 nhãn hiệu tập thể cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. Ảnh: Nguyễn Quý.

Cùng với phát triển kinh tế tập thể, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng được 14 nhãn hiệu tập thể cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. Ảnh: Nguyễn Quý.

Xây dựng thương hiệu nông sản

Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với chính quyền các địa phương hỗ trợ xây dựng được 14 nhãn hiệu tập thể cho các hợp tác xã, tổ hợp tác như: Khóm Vĩnh Phước A, hồ Tiêu Vĩnh Hòa Hưng Bắc, tôm càng xanh Gò Quao (huyện Gò Quao); sò huyết An Minh -  An Biên, cua biển An Minh (huyện An Minh); khóm Tắc Cậu (huyện Châu Thành); ghẹ Hàm Ninh (TP Phú Quốc); khoai lang Mỹ Đức, cá bóp Tiên Hải (TP Hà Tiên); cua biển, dưa Hoàng Kim, khóm Ba Đình, tôm khô, dưa lê (huyện Vĩnh Thuận).

Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang cũng phối hợp chuyển giao mô hình sản xuất mới, phù hợp với tình hình phát triển ở địa phương với trên 60 mô hình như: Nuôi vịt Grimaud, nuôi sò huyết dưới tán rừng, nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cua, mô hình nuôi cá trê vàng xen canh trên ruộng lúa, nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh 2 giai đoạn, nuôi cá bè vẫu lồng bè trên biển…

Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và nguồn nhân lực của các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp do Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập.

Song song đó, phối hợp với các ngành tăng cường tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ trong chuyển đổi số đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác. Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp sẽ tăng cường hỗ trợ vốn tín dụng đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp có các dự án khả thi. Hình thành mạng lưới các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp điển hình do Hội Nông dân hỗ trợ.

Đến nay, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang và cấp cơ sở đã tổ chức tập huấn cho 454 thành viên hội đồng quản trị, kế toán của 182 hợp tác xã và 650 tổ trưởng, tổ phó của 319 tổ hợp tác về quản lý, điều hành, công tác kế toán, liên kết sản xuất trong nông nghiệp.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.