| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác nhân rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ

Thứ Tư 16/11/2022 , 15:19 (GMT+7)

Sử dụng phân bón hữu cơ cùng các chế phẩm vi sinh, kết hợp những biện pháp truyền thống như ủ rơm rạ giúp môi trường đất cân bằng được các yếu tố bên trong.

Viện trưởng Phạm Đình Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.

Viện trưởng Phạm Đình Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.

Ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam cho biết, nông nghiệp hữu cơ ngày càng có ý nghĩa quan trọng, vừa giúp ngành tái cơ cấu theo hướng bền vững, vừa giúp người nông dân có thêm giá trị gia tăng trên cánh đồng.

"Yêu cầu chất lượng, nhất là với những sản phẩm xuất khẩu ngày càng cao. Trên nền móng là canh tác theo hướng hữu cơ, người nông dân cần nâng cao hơn nữa tay nghề. Chúng ta không đơn thuần chỉ sản xuất nhằm đạt chứng nhận VietGAP, mà phải tiến tới GlobalGAP. Có như vậy, nông sản Việt mới hy vọng xuất hiện nhiều hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Nam nói.

Theo phương pháp truyền thống, người dân thường sản xuất dựa theo đơn đặt hàng, hoặc theo yêu cầu từ đối tác nhập khẩu. Tuy nhiên, để có thể nâng quy mô sản xuất theo hướng công nghiệp, hàng hóa, "người dân nên tư duy theo hướng ngược lại", Viện trưởng Nam chia sẻ.

Cụ thể, nếu sản xuất chuẩn, đảm bảo vệ sinh, chất lượng, an toàn thực phẩm, cũng như truy xuất được nguồn gốc, thông tin sản phẩm, người nông dân hoàn toàn có quyền lựa chọn thị trường tiêu thụ. Nói cách khác, nền sản xuất sẽ đẩy sức ép ngược lại phía các nhà nhập khẩu, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh.

Trên cả nước, nhiều vùng chuyên canh sản xuất theo hướng hữu cơ đã được hình thành, giúp người nông dân, HTX, doanh nghiệp ngành hàng tự tạo ra chuỗi, thông qua việc tự chuẩn hóa mỗi công đoạn sản xuất.

Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm sau lễ ký kết.

Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm sau lễ ký kết.

Với thế mạnh về tư vấn, chuyển giao, đào tạo khoa học kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ, Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển nông nghiệp Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty CP Vi sinh Michiannai, nhằm giúp người dân cả nước được tham gia nhiều hơn vào quá trình chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ.

Thời gian tới, Viện sẽ xúc tiến phát triển thị trường sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các sản phẩm vi sinh, phân bón vi sinh; đồng thời phối hợp tổ chức các hoạt động ứng dụng, chuyển giao quy trình sử dụng cho địa phương; và đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên của đối tác.

Cũng trong sáng 16/11, Michiannai ký biên bản ghi nhớ với Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị ITEX trong việc quảng bá các sản phẩm hữu cơ trên các kênh truyền thông của Trung tâm, để người tiêu dùng có thể biết đến nhiều hơn.

Lạc quan về triển vọng hợp tác, TS. Hồ Tuyên, Viện Công nghệ sinh học, Viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, đồng ruộng tại nhiều địa phương hiện nhiễm nhiều thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV... nên cần khoảng 2-3 năm để làm sạch. Nếu không, đất sẽ bị chai, khiến cây trồng giảm lượng hấp thụ.

Trên quan điểm thuận theo tự nhiên, việc sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm vi sinh, kết hợp những biện pháp như ủ rơm rạ, hoặc cày xới mặt cỏ... sẽ giúp môi trường đất cân bằng đủ các yếu tố như dinh dưỡng, vi sinh vật và vi lượng.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.