| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên: Cơ cấu lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi

Thứ Sáu 10/07/2020 , 17:46 (GMT+7)

Hưng Yên đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản bù đắp thiếu hụt thịt lợn.

Tại Kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVI diễn ra ngày 9/7, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đặng Ngọc Quỳnh cho biết: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 6,83%. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng 1,82%. Có 12 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao.

Dịch tả lợn Châu Phi đã được kiểm soát, giá thịt lợn giữ ở mức cao, bình quân giá lợn hơi dao động từ 88.000- 92.000 đồng/kg, giá lợn thịt 150.000 - 170.000 đồng/kg. Ảnh: HƯNG GIANG

Dịch tả lợn Châu Phi đã được kiểm soát, giá thịt lợn giữ ở mức cao, bình quân giá lợn hơi dao động từ 88.000- 92.000 đồng/kg, giá lợn thịt 150.000 - 170.000 đồng/kg. Ảnh: HƯNG GIANG

Cụ thể, tình hình chăn nuôi phát triển khá ổn định. Dịch tả lợn Châu Phi đã được kiểm soát, giá thịt lợn giữ ở mức cao, bình quân giá lợn hơi dao động từ 88.000- 92.000 đồng/kg, giá lợn thịt 150.000 - 170.000 đồng/kg. Toàn tỉnh đã đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn, đồng thời thực hiện các biện pháp để bình ổn giá thịt lợn.

Về nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020 của UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thường  trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng, doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới; nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 đã đề ra.

Cùng đó, tập trung thực hiện các biện pháp cho sản xuất vụ mùa. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chuyển đối cơ cấu giống, cây trồng cho năng suất, giá trị kinh tế cao; xây dựng mối liên kết “4 nhà”, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu, cơ giới hóa nông nghiệp; chuyển đổi khoảng 1.000 ha diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả lâu năm. Tiếp tục phát triển đàn lợn, đàn gia cầm; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các chủ trang trại tham gia liên kết, thuê ruộng để sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Xem thêm
Tây Ninh phân bổ 900.000 liều vắc xin cúm gia cầm

Hiện dịch bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành trên cả nước, để bảo vệ đàn vật nuôi, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh tăng cường công tác phòng, chống.

Quảng Trị khẩn trương chăm sóc cây trồng sau ngập úng

Mưa lớn diện rộng thời gian qua đã gây ngập úng gần 4.000ha lúa đang thời kỳ đẻ nhánh và hơn 300ha rau màu tại Quảng Trị.

Doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã là trái tim của chuyển đổi công nghệ

Trưởng nhóm nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cho biết trong chuyển đổi công nghệ, trái tim của hệ thống chính là nông dân.

Bình luận mới nhất