| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên không lơ là phòng, chống sâu bệnh cuối vụ

Thứ Hai 01/06/2020 , 11:03 (GMT+7)

Lúa xuân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã trỗ bông, một số diện tích cấy sớm đã chắc xanh, dù vậy nông dân vẫn không hề lơ là việc phòng, chống sâu bệnh.

Theo đánh giá chung của ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, vụ lúa Xuân 2020 gặp không ít khó khăn về thời tiết, dịch bệnh gia tăng. Tuy nhiên với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nên dịch bệnh hại lúa được đẩy lùi, các trà lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Một số diện tích cấy sớm đã chắc xanh. Ảnh: Hưng Giang.

Một số diện tích cấy sớm đã chắc xanh. Ảnh: Hưng Giang.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4, thời tiết trên địa bàn tỉnh có nhiều ngày nắng ẩm, mưa phùn kéo dài, là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn, bạc lá, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ gây hại và có nguy cơ bùng phát rộng.

Theo thống kê của Chi cục BVTV tỉnh Hưng Yên, hiện rầy nâu – rầy lưng gây hại cục bộ tại một số nơi, nơi cao mật độ 500 – 700 con/m2. Diện tích nhiễm là 608ha, nông dân đã tích cực phòng trừ ở những nơi có mật độ cao được 558ha.

Cùng đó, bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục gây hại cục bộ với diện tích không đáng kể chủ yếu trên một số giống lúa mà không phòng, trừ kịp thời. Người dân đã và đang chủ động phòng trừ rất tốt ở nơi có nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh cao, được 4.078ha.

Bệnh bạc lá – đốm sọc vi khuẩn cũng phát sinh và gây hại cục bộ trên một số giống nhiễm như: Bắc thơm 7, T10,… tỷ lệ nơi cao là 3 – 5% số lá. Ngoài ra, bệnh đen lép hạt gây hại rải rác trên một số ruộng lúa trỗ gặp mưa.

Theo dự báo của Chi cục, rây nâu – rầy lưng trắng sẽ tiếp tục gây hại cục bộ và chủ yếu trên diện tích lúa còn xanh, ruộng ở gần nơi đã thu hoạch rầy di chuyển sang, người dân không được chủ quan trước nguy cơ nhiễm bệnh vào giai đoạn cuối vụ này. Bệnh đạo ôn cổ bông cũng sẽ tiếp tục gây hại nhẹ trên các giống nhiễm như nhóm: lúa Nếp các loại, Khang dân 18,… nhất là trong điều kiện thời tiết có độ ẩm không khí cao.

Bệnh bạc lá cũng sẽ tiếp tục gây hại cục bộ một số ruộng lúa bón nặng đạm, trên các giống lúa nhiễm như Bắc thơm 7, T10,… nhất là sau những trận mưa giông.

Người dân không chủ quan phòng, chống sâu bệnh cuối vụ. Ảnh: Chi cục BVTV tỉnh Hưng Yên.

Người dân không chủ quan phòng, chống sâu bệnh cuối vụ. Ảnh: Chi cục BVTV tỉnh Hưng Yên.

Ông Lê Minh Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hưng Yên cho biết: Nhằm đảm bảo vụ xuân năm nay thắng lợi bà con không nên chủ quan trước tình hình rầy cuối vụ. Chi cục đã yêu cầu các trạm BVTV huyện, thị xã, thành phố tiếp tục điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh trên cây lúa và cây trồng khác. Thông báo nhanh tình hình để các hộ nông dân chủ động phòng trừ kịp thời nơi có áp lực sâu bệnh cao. Rầy nâu, rày lưng trắng xuất hiện mật độ cao trên diện tích lúa còn xanh (nhất là những ruộng gần nơi đã thu hoach rầy di chuyể sang) cần phòng trừ bằng các thuốc tiếp xúc như: Victory 585EC, Dragon 585EC, Bassa 50EC… Giai đoạn này trước khi phun thuốc nhất thiết phải rẽ lúa thành từng băng và phun trực tiếp vào nơi rầy cư trú để tăng hiệu quả phòng, trừ.

Ngoài ra, ông Nam cho biết thêm: Đối với một số loại rau màu khác như trên cây cà chua, bệnh mốc sương tiếp tục gây hại nhẹ, tỷ lệ hại phổ biến 1-3%. Ngoài ra, bọ trĩ, bọ phấn cũng gây hại nhẹ, rải rác. Trên rau họ thập tự, sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy tiếp tục gây hại với mật độ phổ biến 3-5 con/m2. Rệp muội, bọ nhảy gây hại cục bộ ở những ruộng chuyên canh. Bệnh sương mai, thối nhũn, đốm vòng gây hại nhe, rải rác. Nông dân phòng trừ tốt sâu bệnh bằng các thuốc sinh học và đảm bảo thời gian cách ly sau phun thuốc.

“Cần theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên rau màu vụ Xuân chưa đến thời gian thu hoạch, đồng thời khuyến cáo nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ ủ mục với vôi bột hoặc chế phẩm sinh học để bón cho cây nhằm cung cấp dinh dưỡng để cây trồng phát triển tốt, đồng thời góp phần cải tạo đất và làm giảm nguồn dịch hại cây trồng tồn tại trong đất sẽ giảm được đáng kể số lần phun thuốc BVTV”, ông Nam cho hay.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 3] Phát triển trang trại, gia trại

Bắc Kạn Chăn nuôi ở Bắc Kạn chuyển dần từ nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, huy động doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.