| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên: Tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trước đại dịch Covid-19

Thứ Ba 14/04/2020 , 11:13 (GMT+7)

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019, người chăn nuôi tỉnh Hưng Yên đang tập trung nuôi nhiều gia cầm.

Phòng chống quyết liệt

Hiện tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh là rất lớn, giá thịt, giá trứng gia cầm xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán không bảo đảm an toàn sinh học. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ đầu năm đến nay trong cả nước có diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành phố có ổ dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, dịch tả lợn châu Phi, nên có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với dịch bệnh cúm gia cầm.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên, hiện tỉnh đang chưa xảy ra ổ dịch nào nhưng để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm với phương châm “phòng dịch như chống dịch” và bảo đảm sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, cung cấp đủ thực phẩm cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh mới đây đã có công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường chỉ đạo, giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi nhằm phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật quyết liệt, đồng bộ, dập tắt ngay ổ dịch bệnh khi còn ở diện hẹp, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng và dịch chồng dịch. 

Hưng Yên đang triển khai thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân -hè năm 2020

Hưng Yên đang triển khai thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân -hè năm 2020

Cùng đó, thực hiện tốt các nội dung tại Công văn số 1965/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học; các công văn của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm. Triển khai thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân -hè năm 2020 vừa bảo đảm thực hiện các quy định biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19, vừa bảo đảm tiêm phòng đạt tỷ lệ cao, chất lượng tốt. 

Ngoài ra, cần chủ động cung ứng kịp thời các loại vắc xin, hóa chất khử trùng tiêu độc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ kiểm tra vệ sinh thú y, nhất là đối với các lô hàng thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn hiện nay.

UBND tỉnh cũng yêu cầu chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở xuất lợn giống tại địa phương tăng cường nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và bảo đảm an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện tái đàn, tăng đàn lợn, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Tránh tình trạng đẩy giá cao quá mức, bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, nhà phân phối, cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng.

Đến 2025 đạt 60% cơ sở chăn nuôi an toàn

UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm...

Theo đề án, Hưng Yên phấn đấu đến năm 2025 tổng đàn gia súc, gia cầm gồm: Đàn lợn ổn định 550-580 ngàn con (lợn nái 55-60 ngàn con), 100% lợn nạc và lợn siêu nạc. Đàn bò 40-42 ngàn con, 60-65% bò thịt lai 3 máu, 4 máu chất lượng cao. Đàn gia cầm 10-11 triệu con (thủy cầm 3-3,5 triệu con) 55-60% gà Đông Tảo, Đông Tảo lai. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho đàn bò đạt 65-70%, cho đàn lợn 85%. Tổng sản lượng thịt hơi: 175 ngàn tấn (lợn 115 ngàn tấn, gia cầm 53 ngàn tấn, bò 7 ngàn tấn); Sản lượng trứng gia cầm 300 triệu quả.

Tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng và đánh giá chứng nhận mỗi năm 50-70 trang trại, cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAP.

Tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng và đánh giá chứng nhận mỗi năm 50-70 trang trại, cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAP.

Cơ cấu ngành chăn nuôi với tỷ lệ chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi bò lần lượt là 53%, 40%, 7%. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp là 59-60%. Tỷ trọng chăn nuôi tập trung là 65-70%. Tỷ trọng chăn nuôi trang trại an toàn sinh học (VietGAHP) là 55-60%.

Cùng đó, tỉnh sẽ xây dựng được 10-15% số trang trại an toàn dịch với bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh và dịch tả lợn Châu Phi. Tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng và đánh giá chứng nhận mỗi năm 50-70 trang trại, cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAP.

Ngoài ra, đề án cũng xây dựng Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2020-2025 gồm: Hỗ trợ xây dựng cơ sở và đánh giá chứng nhận VietGAHP; Thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn an toàn sinh học, VietGAHP, chăn nuôi bò thịt cao sản; Hỗ trợ xây/lắp hầm biogas, đệm lót sinh học, máy ép rơm, cỏ, máy tách phân...Hỗ trợ kinh phí áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho các trang trại/cơ sở đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAHP.

Xem thêm
Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất