| Hotline: 0983.970.780

Đất của người chết bao vây đất của người sống

I. Đua nhau an táng ở đất hai vua

Thứ Hai 20/03/2023 , 06:01 (GMT+7)

Vợ chồng người em họ ở quê mới ngoài 30 đã nhanh chân 'xí' được 2 suất đất ngoài nghĩa trang làng khiến cho tôi cũng cảm thấy tiếc khi mình là kẻ chậm chân.

LTS: Loạt bài với góc nhìn bằng flycam từ trên cao đến dưới thấp, từ vùng đồi đến đồng bằng ra biển cả. Khắp nơi đều xảy ra tình trạng bao chiếm đất xây nghĩa trang gia đình rộng như những biệt thự, thậm chí như sân bay trực thăng có cả chòi nghỉ mát, ghế đá, cây cổ thụ trước sự làm ngơ hoặc bất lực của chính quyền.

Du lịch làng cổ Đường Lâm, chỗ nào cũng thấy mộ

Nhưng tâm trạng đó của tôi nhanh chóng trở thành nỗi xấu hổ khi lên Hin Đăm - một bản người Dao ở xã Kiên Mộc (Đình Lập, Lạng Sơn), lên Đèo Mương - một bản người Mường ở xã Thu Ngạc (Tân Sơn, Phú Thọ) không hề thấy bóng dáng một ngôi mộ xây nào mà chỉ là những nấm đất thấp bé hòa cùng với hàng thông, hàng cọ xanh mướt. Khắp Tây Bắc, Đông Bắc có rất nhiều khu “rừng ma” như vậy. Một người dân tộc đã tổng kết ngắn gọn rằng: “Người Kinh chúng mày đi đến đâu là phá rừng, xây mồ mả đến đấy”.

Vì câu nói đó mà tôi đã bỏ công sức suốt 2 tuần đi từ vùng đồi đến đồng bằng và ra biển qua nhiều tỉnh, thành để thấy một thực trạng đáng báo động. Khắp nơi đều xảy ra cảnh bao chiếm đất công để xây nghĩa trang gia đình rộng mênh mông dù chỉ đặt bên trong vài ngôi mộ thậm chí không có. Khắp nơi đều xảy ra tình trạng xây mộ to như những biệt thự, thậm chí như sân bay có cái đủ vườn cây, ao cá và tiểu cảnh. Không hiếm nơi xảy ra tình trạng mua đất nông nghiệp hay dùng chính đất nông nghiệp của nhà để xây nghĩa trang gia đình. Nếu nhìn từ trên cao xuống thì nhiều nghĩa trang, cả trong quy hoạch lẫn tự phát như những thành phố của người chết, đang thu hẹp một cách nhanh chóng các cánh đồng, đang bao vây các làng mạc của người đang sống, tiến sát đến tận nhà dân, trường học.

Clip quay từ flycam trên đồi Áng Độ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. Clip: Dương Đình Tường.

Chiếc flycam của tôi cất cánh phát ra những tiếng vè vè rồi bốc lên cao. Chẳng mấy chốc âm thanh của nó chỉ vo ve như tiếng ruồi, tiếng muỗi. Nhìn từ trên cao xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) như một đĩa xôi đậu khổng lồ, trong đó những ngôi mộ là những hạt đậu. Chỗ nào cũng chi chít mộ. Lướt một đường dọc theo quả đồi Áng Độ của làng Mông Phụ, tôi như lạc trên sao Hỏa với đủ khối thiên thạch nhấp nhô là mồ mả, cái tròn, cái vuông, cái nhọn, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ. Nhiều khu mộ rộng mênh mông xây cả tường bao trên đất nông nghiệp nhưng bên trong chẳng có ngôi nào hoặc chỉ thấp thoáng vài ngôi.  

Anh Đỗ Xuân Nội - chủ HTX xe điện chuyên chở khách du lịch đến làng cổ Đường Lâm, ngán ngẩm: “Trong làng người sống đã phá vỡ hết cảnh quan vì xây dựng lộn xộn, sửa chữa, cơi nới, nhà mới xen lẫn với nhà cổ. Ngoài làng, nếu một người xa quê 2 - 3 năm về sẽ dễ bị lạc, không tưởng tượng ra đây là đồi Áng Độ nữa mà là nghĩa trang, là chung cư mi ni của người âm”.

Cũng theo anh Nội, quả đồi Áng Độ xưa ít mộ, mà có cũng chỉ là mộ đất, thi thoảng mới có mộ xây. Từ khi được công nhận là làng cổ Đường Lâm nơi có hai vị vua, người ta đi du lịch, thấy địa linh, nhân kiệt mới mua đất nông nghiệp làm nghĩa trang gia đình. Dân giờ làm nông không đạt công, cánh đồng nhiều chỗ bỏ hoang, gặp đúng thời kỳ khách thập phương đến hỏi mua thì bán. Giao dịch mạnh nhất là quãng năm 2015 - 2020.

Empty

Mộ cùng những nghĩa trang gia đình xây trên đất nông nghiệp ở đồi Áng Độ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cứ cuối năm, vào mùa tảo mộ là từng đoàn người kéo về đây hỏi mua đất. Kênh thứ nhất là họ ra trực tiếp ngoài đồng gặp bà con tưới rau, trồng lạc liền hỏi mua đất, đồng ý là trao tiền, viết giấy tay với nhau. Kênh thứ hai là trước đây có cái quán nước ở gốc đa chuyên môi giới đất cho người chết, giới thiệu được vài miếng, có ít tiền nuôi con ăn học, nay chúng đã lớn thì người chủ cũng nghỉ. Kênh nữa là ra chùa, ra đình, cứ gặp người địa phương là xúm lại mà hỏi. Giá đất chỗ đẹp khoảng 1,5 triệu/m2, chỗ xấu hơn 1 triệu/m2, khu mộ to rộng 150 - 200m2, khu mộ trung bình rộng 70 - 80m2.

“Làng có nhiều họ như họ Đỗ, họ Phan, họ Hà, họ Giang, họ Nguyễn, họ Bùi… Mộ tổ ngày xưa cũng to nhưng chỉ quây bằng đá ong, giờ hầu hết đều xây gạch, có mộ còn đặt gạch tận Bát Tràng về. Các dòng họ là thế, các gia đình cũng đua nhau xây mộ, xây tường bao cho nghĩa trang riêng để chờ. Còn sống chưa gì họ đã lo đến khi mình chết.

Nhiều người địa phương khác cũng về đây mua, toàn thuộc diện khá giả bởi cả đất, cả xây những khu mộ hoành tráng nhất có thể lên tới 500 - 700 triệu, còn không cũng là hàng trăm triệu. Đi từ quốc lộ 32 vào, quê tôi chỗ nào giờ cũng thấy mộ, tạo ra sự phản cảm. Mỗi khi chở khách du lịch ra ngoài đồng, họ thường hỏi tại sao mà lắm mộ thế? Tôi trả lời rằng đây là nỗi đau của làng cổ Đường Lâm vì người Hà Nội, Hải Phòng có tiền mua làm nghĩa trang gia đình. Những dự án nào định quy hoạch về đây mà chủ đầu tư nhìn thấy cánh đồng nhiều mồ mả cũng không dám nữa.

Cứ tình trạng này dân trong làng bán dần ruộng là hết. Mà đã hết ở chỗ đắc địa nhất là đồi Áng Độ sẽ xuống Dộc, suối Mẻ… chỗ xấu hơn người ta cũng chôn rồi hết tất. Đường Lâm phải kết hợp với thị xã, thành phố và Trung ương để dẹp vấn nạn này thì sau này người chết mới có chỗ nương thân”, anh Nội nói.

Empty

Chị Nguyễn Thị Phượng đang tưới lạc bên một khu nghĩa trang gia đình lớn nhưng trống rỗng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Rời Áng Độ, chúng tôi đến khu suối Mẻ. Trưa mùa xuân, nắng đã hừng hực phả hơi nóng lên khắp cánh đồng. Cái bóng nhỏ bé của chị Nguyễn Thị Phượng xách đôi thùng nước đi tưới lạc như lọt thỏm bên cạnh những khu mộ khổng lồ rộng cỡ 200 - 300m2, nhiều cái chỉ mới xây tường bao ngang ngực mà chưa hề có ngôi nào. Ngưng tay tưới, chị phàn nàn, lắm nhà xây tường bao nghĩa trang gia đình cao đến nỗi mất cả đường vào ruộng: “Toàn là đất nông nghiệp của dân, giờ đã biến thành các nghĩa trang gia đình. Nếu mua qua môi giới phải 1,5 - 1,6 triệu/m2, còn dân làng bán thì chẳng được giá ấy đâu”.

Tôi đi miên man theo bóng những ngôi mộ đang đổ đen sẫm xuống mặt đất đỏ tốt tươi, trên đó có những cái lăng đá chạm trổ cầu kỳ, những cái lăng xi măng đắp nổi hình hoa sen, mây trời, cá nước cùng một chữ thọ ở trung tâm…

Thanh niên giờ ra ngoài làm ăn hết, ở nhà chỉ có ông bà già và trẻ đi học, bán được tí ruộng nào cho người ta làm nghĩa trang gia đình thì thêm vào tiền cỗ bàn, tiền đóng học.

Empty

Chị Nguyễn Thị Phượng ngó vào một khu nghĩa trang gia đình còn trống rỗng cạnh ruộng của mình. Ảnh: Dương Đình Tường.

Người toàn ngủ mơ thấy cánh đồng ngày xưa

Nhà văn Hà Nguyên Huyến - một người con của làng Mông Phụ bảo với tôi rằng quê ông có câu “Sống giữa làng, chết Lồ Cang, Áng Độ”. Lồ Cang là đất để chôn người chỉ cỡ 27 tháng thôi là tiêu, cải táng đưa ra Áng Độ là khô khan. Giờ thì trong những “cư dân” của Áng Độ, người làng không đáng kể nhưng người nơi khác “nhập cư” đến là một con số khổng lồ, chưa ai thống kê được khiến quả đồi rộng cả chục ha chật kín, gần như không còn lối lên nữa. Lồ Cang xưa chỉ là đất để ký táng (hung táng) nay người Hà Nội cũng lên mua, cải táng, xây mộ, rồi Mả Tênh cũng thế.

Ông Hà Nguyên Huyến kể: “Tôi thấy thực trạng này không có lối thoát vì người ta cứ âm thầm mua, âm thầm bán. Mà Hà Nội chỉ cách Sơn Tây vài cái đạp ga ô tô là lên tới. Chỉ cần bỏ ra cỡ 150 triệu là mua được 100m2 đất để làm nghĩa trang gia đình thì rẻ quá đi chứ? Nhà tôi còn 1 sào đất ở trên đồi Áng Độ mà bị người ta gạ suốt nhưng vẫn để lửng lơ vì không thiếu tiền.

Nhiều gia đình nghèo trong làng bán đi một vài mảnh ruộng thế là làm được nhà, cho con cái học hành, mua xe, sắm sửa các thứ. Đất nghĩa trang đã trở thành một món hàng dù chính quyền không thừa nhận. Người Việt (người Kinh) mình có tính khác với các dân tộc khác là giữ mồ giữ mả.

Empty

Những khu nghĩa trang gia đình rộng nhưng trống rỗng hoặc rất ít mộ ở khu vực suối Mẻ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Xưa toàn là mộ đất nho nhỏ theo kiểu cha tròn, mẹ vuông, nhà có điều kiện thì đào một viên đá ong to để trên đánh dấu mộ. Giờ có điều kiện thì người ta bỏ hết đá ong để xây bằng gạch tây hay mộ đá, lăng đá, tường đá và xây rất lớn, lộng lẫy chứ không có tính chất ghi dấu nữa. Cả một khoảnh đất rộng có khi chỉ để mỗi ông bà.

Thực trạng đó biểu hiện văn hóa của người có tiền. Ở thôn nọ có quả đồi lúc trước hoang vu lắm nhưng giờ cũng mua bán làm mồ mả trong đó có ngôi mộ rất lớn. Một ông người làng giàu có, lúc chết đi con cái còn cãi nhau ỏm tỏi vì chưa chia được số tiền bố để lại. Một người con đã xây cho ông khu mộ rất to trên đồi nhưng lại không có đường vào bởi dân làng họ cùng bảo nhau, nhất định không bán đất cho nhà đó vì ghét”.

Empty

Quả đồi Áng Độ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội giờ đã thành một nghĩa trang tự phát trên đất nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bà Nguyễn Thị Vượt - cựu giáo viên mỹ thuật trường THCS Đường Lâm nói dạo này mình toàn ngủ mê chuyện ngày xưa. Những cánh đồng ngày xưa bờ đất mấp mô đầy hoa cỏ dại, con mương trong xanh uốn quanh, những rặng phi lao rì rào hai bên đường. Giờ thì người ta đã chặt hết cây, nghĩa trang như những thành phố của người chết ngoài cánh đồng.

“Hồi còn đi làm, tôi dạy cho học sinh vẽ bằng cách phác họa lại những khoảng khắc của ngày xưa chứ hiện tại làm gì còn nữa? Ngày xưa ra cánh đồng rộng rãi, đẹp đẽ, thơm tho, cảm thấy rất dễ chịu nhưng nay ra cảm thấy bức bối, khó chịu vì đất đai manh mún, mồ mả lô nhô, các con mương đen xì, bốc mùi. Chẳng bao giờ có thể trở lại ngày xưa nữa rồi thì đành phải chấp nhận thôi. Nhưng đã là gì, những ngôi mộ ở nghĩa trang làng tôi chỉ như cái chung cư mi ni nếu so với một số nơi, chúng còn to như những ngôi biệt thự”, giọng bà giáo Vượt đầy tâm trạng.

Xây tường bao rồi đặt một ngôi mộ xuống một khu đất coi như là đã cắm mốc chủ quyền rồi, trở thành bất khả xâm phạm, chính quyền dù muốn cũng không thể đào lên hay cho xe ủi phá dỡ được.

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.