| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác xã nông nghiệp trong cơn khát vốn: [Bài 2] Loay hoay tìm nguồn vốn để phát triển sản xuất

Thứ Tư 24/08/2022 , 07:47 (GMT+7)

Nhiều HTX nông nghiệp muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh nhưng không thể tiếp cận được các nguồn vốn vay tín dụng nên đành chấp nhận phát triển chậm hoặc hoạt động cầm chừng.

Muốn phát triển nhưng không có vốn

Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có số lượng hợp tác xã (HTX) lớn trong cả nước. Bên cạnh đó, mỗi năm có hàng chục HTX mới được thành lập. Tuy nhiên, nhìn chung các HTX trên địa bàn tỉnh này vẫn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, quy mô nhỏ. Trên thực tế, các HTX này cũng rất muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh để phát triển vững mạnh hơn. Mặc dù vậy, vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay vẫn còn khá nan giải.  

Empty

Ở Quảng Nam hiện nay phần lớn vẫn là các HTX nông nghiệp truyền thống với quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn. Ảnh: L.K.

Theo ông Lê Văn Đức, Giám đốc HTX Nông nghiệp Điện Hồng 1 (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), hiện nay đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với diện tích lúa đang quản lý là 180ha. Cũng như nhiều HTX nông nghiệp khác trên địa bàn, nguồn vốn trong lĩnh vực nông nghiệp rất ít, nguồn lãi hàng năm cũng không đáng kể.

Do đó, những năm qua, HTX này rất muốn thực hiện nhiều dự án để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các thành viên cũng như bà con nông dân nên không thể thực hiện được vì thiếu vốn. Vậy nên, đến hiện tại, hoạt động của HTX Nông nghiệp Điện Hồng 1 vẫn chỉ xoay quanh ruộng đồng cộng thêm 1 số hoạt động nhỏ lẻ trong kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Ông Đức cho rằng, muốn có nguồn vốn lớn thì phải vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Theo quy định thì muốn vay được vốn của các ngân hàng, tổ chức này phải có tài sản để thế chấp. Trong khi tài sản chung của HTX không thể thế chấp. Còn cá nhân thì không người nào dám bỏ tài sản nhà, đất của mình ra phục vụ cho các mục đích chung.

Mới đây, ban lãnh đạo HTX Nông nghiệp Điện Hồng 1 muốn đầu tư mua 1 máy gặt, 1 máy cày và 1 máy cấy với kinh phí khoảng hơn 1 tỷ đồng để làm dịch vụ nhưng không có nguồn nào để vay nên cuối cùng chỉ dừng lại ở chủ trương. “Không vay được vốn thì đành phải chờ nguồn hỗ trợ 100% của nhà nước mới phát triển được.

Mặc dù vậy, nguồn hỗ trợ này cũng rất ít, mỗi năm chỉ chọn ra 1 vài HTX để được hưởng hỗ trợ. Sắp tới đây, chúng tôi định mở 1 quầy kinh doanh vật tư nhưng trước tình hình khó tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng, vốn của HTX không có nên chắc phải thực hiện theo hình thức cổ phẩn hóa”, ông Đức nói.

Tại HTX nông nghiệp Đại Minh (huyện Đại Lộc), ngoài việc đang quản lý hơn 240ha lúa, sản xuất, kinh doanh lúa, đậu xanh giống thì đơn vị này còn thực hiện quản lý chợ Đại Minh và mở thêm 1 siêu thị mini mart. Đây là 1 trong những HTX hoạt động rất hiệu quả ở Quảng Nam với doanh thu trung bình mỗi năm từ 8 – 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm qua HTX này vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng nào để phát triển sản xuất.

Ông Ngô Văn Phi, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Minh cho rằng, hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng nào cũng yêu cầu tài sản thế chấp mới cho vay vốn. Trong khi đó, tài sản của HTX hiện nay không thể đưa ra thế chấp được. Do vậy, muốn có vốn để sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh phải sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Hội đồng quản trị hoặc kế toán trưởng của HTX để thế chấp vay, nhưng cái này rất khó.

Empty

Nhiều HTX rất muốn có được 1 nguồn vốn lớn để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất nhưng không được. Ảnh: L.K.

Cũng theo ông Phi, hiện nay HTX đang muốn mở rộng siêu thị mini mart để kinh doanh, kinh phí đầu tư dự kiến khoảng trên 2 tỷ đồng nhưng không có vốn nên không thể thực hiện được. Trước thực tế khó tiếp cận các nguồn vốn vay này, thời gian qua, trong những cuộc họp, ông Phi cũng như nhiều đại diện của các HTX khác đã có kiến nghị về việc tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn nhưng vẫn không thể thay đổi được.

“Theo tôi, khi HTX nào thực hiện dự án mang tính khả thi có thể cho vay. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi những người thẩm định phải có đủ khả năng đánh giá được được dự án đó hiệu quả hay không hiệu quả như vậy mới thiết thực. Do không thực hiện được nên dẫn đến trình trạng có những dự án khả thi thì lại không được vay vốn còn những dự án không khả thi thì lại được vay vì họ có thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, ông Phi nói.

Vốn vay, bài toán khó gỡ

Đối với vấn đề khó tiếp cận vốn để phát triển, ông Võ Tấn Sanh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Đào (huyện Thăng Bình) cho rằng, đây là thực trạng chung của các HTX nông nghiệp truyền thống theo kiểu toàn dân với tính xã hội cao trên địa bàn tỉnh. Trong khi số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này rất lớn.

Theo thống kê của Liên minh HTX Quảng Nam, tính đến tháng 6 năm 2022, toàn tỉnh có 533 HTX và 1 Liên hiệp HTX. Trong đó bao gồm: 369 HTX nông nghiệp, chiếm 69,2%; 25 HTX tiểu thủ công nghiệp, chiếm 4,7%; 136 HTX thương mại dịch vụ, chiếm 25,5%. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh này cũng thành lập mới thêm được 50 HTX và có 5 HTX phải giải thể.

Empty

Thiếu vốn, nên các HTX khó có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. Ảnh: L.K.

Ông Lê Ngọc Trung, Phó chủ nhiệm Liên minh HTX Quảng Nam cho biết, so với các tỉnh khác ở địa bàn miền Trung thì Quảng Nam có số lượng các HTX rất lớn. Tuy nhiên, đa số các HTX đều có quy mô nhỏ, chưa có chiều sâu, cơ sở vật chất hạ tầng vẫn còn tương đối lạc hậu. Nguyên nhân do điều kiện về khí hậu, đất đai ở Quảng Nam rất khó để phát triển. Mặc dù các HTX hiện nay có đa dạng các sản phẩm nhưng số lượng rất ít nên chưa mang lại hiệu quả cao từ việc xuất khẩu.

Lãnh đạo Liên minh HTX Quảng Nam cho rằng, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách để phát triển các HTX, trong đó đặc biệt là việc địa phương này thuộc top đầu của cả nước về việc thành lập quỹ, mở rộng quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Với số vốn từ khi thành lập là 15 tỷ đồng vào năm 2011, đến nguồn quỹ đã tăng lên trên 104 tỷ đồng. Mỗi năm, từ tiền quỹ này, Liên minh HTX Quảng Nam đã giải ngân cho hàng chục dự án theo kiểu xoay vòng với giá trị từ 40 – 50 tỷ đồng.

“Các HTX vay vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển được ưu đãi về lãi suất chỉ với 5,13%/năm so với mức từ 7 – 9%/năm ở các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nếu các HTX có nhu cầu vay vốn ở các ngân hàng thương mại thì tỉnh cũng có cơ chế hỗ trợ mức chênh lãi suất này. Nói chung, Quảng Nam rất thông thoáng trong việc hỗ trợ các HTX phát triển”, ông Lê Ngọc Trung, Phó chủ nhiệm Liên minh HTX Quảng Nam cho biết.

Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận rằng, việc nhiều HTX hiện nay vẫn không thể tiếp cận được các nguồn vốn vay lý do chủ yếu và quan trọng nhất là các HTX không có tài sản thế chấp. Theo ông Trung, chưa nói đến quy định thì không ai hoặc tổ chức nào đưa tài sản cho người khác vay mà không có yếu tố đảm bảo. “cái này là vướng mắc chung mà không thể khác được”, ông Trung nói thêm.

Tháng 8/2021, tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, về lĩnh vực tín dụng sẽ rà soát, củng cố lại hệ thống quỹ tín dụng nhân dân hiện nay theo đúng mục tiêu của loại hình tổ chức tín dụng là HTX theo quy định của pháp luật; có cơ cấu tổ chức, đủ năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững.

Việc tổ chức, hoạt động và thành lập quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo bản chất mô hình kinh tế tập thể với mục tiêu tương trợ giữa các thành viên, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là các HTX.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm