Đây là tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia Bambang Brodjonegoro xung quanh kế hoạch di chuyển thủ đô Jakarta và lập thủ đô mới trên đảo Borneo.
Ngoài nước biển dâng, ô nhiễm là vấn đề khiến Jakarta chịu nhiều áp lực |
Theo đó, thành phố Jakarta sẽ được chính phủ chi khoản tiền trị giá 571 nghìn tỷ rupiah (tương đương 40,18 tỷ USD) trong vòng 10 năm tới để tái thiết. Con số này thậm chí còn nhiều hơn số tiền dự kiến là 33 tỷ USD để xây dựng thành phố thủ đô mới trên đảo Borneo.
"Jakarta không thể bị bỏ rơi vì nó là trung tâm của mọi thứ ở Indonesia. Những thứ cần di chuyển là thuộc khu vực quản lý hành chính, còn hệ thống tài chính ngân hàng, các doanh nghiệp và khu thương mại sẽ vẫn ở lại", ông Brodjonegoro nói.
Thủ đô Jakarta hiện là một trong những đô thi đông đúc nhất thế giới, với hơn 10 triệu dân và mật độ cao gấp ba lần so với các đô thị trong vùng. Do vậy chính phủ dự định công cuộc di chuyển, tái thiết đến thành phố thủ đô mới thuộc tỉnh Đông Kalimantan vào năm 2024 để giảm mật độ và sức ép quá tải ở Jakarta.
"Mọi người vẫn cho rằng Jakarta vẫn đang ok nhưng thực ra hoàn toàn không ổn. Tình trạng nước là nguyên nhân gây lo ngại nhất, rồi vấn đề nước thải và ô nhiễm không khí", ông Brodjonegoro nói thêm.
Tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo được chính phủ lựa chon làm thủ đô mới |
Thống kê hiện chỉ có khoảng 60% dân cư thành phố được đảm bảo hệ thống hạ tầng nước, vẫn còn hàng triệu người dân và doanh nghiệp phải đào giếng để sử dụng nước ngầm, gây tổn thương môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Hoạt động khai thác thái quá khiến Jakarta dễ bị lũ lụt và sụt lún. Trong khi đó, mực nước biển đang dâng cao làm nhiều nơi ở đô thị này bị giảm diện tích 11 inch mỗi năm. Đây là lý do khiến Jakarta trở thành thành phố bị nhấn chìm nhanh nhất trên quy mô toàn cầu. Dự báo, với tốc độ chìm như hiện nay, 95% diện tích Jakarta sẽ bị chìm trong nước vào năm 2050.
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ dành phần lớn gói ngân sách khổng lồ trên cho xây dựng hệ thống dẫn- thoát nước, giao thông- vận tải quy mô gồm tàu điện ngầm, MRT, đường sắt mới và cầu vượt…