| Hotline: 0983.970.780

Kinh hoàng kẹt xe ở Jakarta

Thứ Tư 15/08/2018 , 10:30 (GMT+7)

Thủ đô của Indonesia đang đăng cai Asiad 2018 nằm trong nhóm 12 thành phố có tình trạng giao thông tệ nhất trên thế giới. Những nỗ lực của chính quyền Jakarta những năm gần đây chưa đem lại hiệu quả rõ rệt.

Lãng phí 10 năm tuổi thọ

Một khảo sát cho kết quả, phần lớn công dân ở Jakarta hoặc du khách khi đến tham quan, đi công tác ở thành phố này đều một hoặc nhiều lần mắc tình trạng trễ giờ các sự kiện quan trọng. Lý do bởi tình trạng ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên ở đây. Cụ thể, 74% người dân Pakistan từng lỡ lịch phỏng vấn, khám bác sĩ hoặc đám cưới.

Jakarta là một trong 12 thành phố có tình trạng giao thông tệ nhất trên thế giới

Năm 2017, tổ chức INRIX Global Traffic đã thực hiện một cuộc khảo sát dựa trên dữ liệu của 1.360 thành phố trên 36 quốc gia về tình trạng giao thông ở những nơi này. Kết quả, Jakarta đứng thứ 12, chỉ sau Los Angeles (Mỹ), Moscow (Nga), New York hay Sao Paulo, những nơi nổi tiếng đông đúc trên thế giới. 

Một lái xe ô tô ở Jakarta có thể mất trung bình 36 phút vì kẹt xe mỗi ngày, và 21 phút để tìm được một chỗ đỗ. Trong một năm, một lái xe ở Jakarta có thể phải dừng đỗ tới 33.000 lần. Điều này dẫn tới một hệ lụy là tình trạng ô nhiễm môi trường có đến 70% đến từ khí thải của các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nóng bức, người dân Jakarta vẫn có xu hướng sử dụng ô tô. Khoảng 3,5 triệu người Jakarta sử dụng ô tô để mỗi khi tắc đường có thể yên ổn ngồi trong với điều hòa bật mát rượi. 

Trên tờ Guardian, nhà báo nổi tiếng của Indonesia, Seno Gumira Ajidarma từng so sánh, thời gian mỗi người dân Jakarta lãng phí trên các phương tiện giao thông vì tắc đường cả đời lên tới…10 năm. Một con số rất đáng tiếc nuối. 
 

Gắng sức cho Asiad

Thực tế chính quyền Jakarta và Indonesia đã sử dụng nhiều cách thức để giảm tải tình trạng giao thông thủ đô. Một số có thể kể tới như quy định các xe lưu thông vào thành phố chia theo ngày chẵn, lẻ hay quy định số lượng người trên xe ô tô khi vào thành phố (hiện đã bỏ). 

Du khách đến Jakarta hiện nay có thể sử dụng phần mềm Go-Jek để gọi xe mô tô, một dạng như “xe ôm” hoặc grab-bike ở Việt Nam. Dịch vụ này lập tức trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh với các phương tiện lưu thông truyền thống và cả Grab. Go-Jek phát triển sang cả các dịch vụ gọi đồ ăn, mua hàng, đi massage… Giá của Go-Jek mang tính cạnh tranh khá cao so với taxi truyền thống hoặc Grab. 

Rất tự nhiên khi đăng cai Asiad 2018, tắc đường là vấn đề đầu tiên chính quyền Jakarta và BTC châu Á phải tính tới. Tờ Jakarta Post cho biết một số trường học ở khu vực gần điểm thi đấu đã cho học sinh nghỉ theo yêu cầu của Chính phủ. BTC nước chủ nhà Indonesia đồng thời thiết lập hệ thống xe buýt riêng phục vụ việc di chuyển của đoàn các quốc gia, bao gồm cả dịch vụ cho phóng viên. 

Trưa 12/8, khi đặt chân tới sân bay quốc tế Soekarno Hatta, chúng tôi đã mất gần một tiếng đồng hồ đi taxi để tới Trung tâm Báo chí của Asiad 2018 đặt tại Jakarta. Đây thực ra đã là một may mắn bởi đúng vào hôm Chủ Nhật và không phải giờ cao điểm. Tình trạng tắc đường nghiêm trọng thường diễn ra vào 2 khung giờ, từ 5-8h sáng và 17-20h tối. Ngay tại sân bay Soekarno Hatta, một nhân viên an ninh đã cảnh báo chúng tôi về tình trạng kẹt xe ở Jakarta.

Thật may mắn, trong những ngày đầu tiên ở Indonesia, chúng tôi đã di chuyển tới thành phố Cikarang, Tây Java, cách Jakarta khoảng 50km. Đây là nơi đội bóng đá nam Olympic Việt Nam thi đấu các trận ở bảng D, với Pakistan, Nepal và Nhật Bản. Hành trình di chuyển bằng xe buýt cũng mất khoảng 1,5 tiếng đồng hồ, nhưng giao thông tại Cikarang thoải mái hơn nhiều so với Jakarta.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất