| Hotline: 0983.970.780

Keo nhiễm bệnh, chết khô chưa rõ nguyên nhân

Thứ Năm 06/04/2023 , 05:26 (GMT+7)

Hầu hết những rừng keo bị nhiễm bệnh, chết chỉ mới ở độ tuổi từ 1 đến 2 năm nên không thể tận thu được, người trồng keo lâm cảnh mất trắng.

Empty

Nhiều diện tích keo sau 1 thời gian bị nhiễm bệnh đã chết khô. Ảnh: L.K.

Tại khu vực miền Trung, tỉnh Quảng Ngãi là địa phương có diện tích trồng keo tương đối lới vớ trên 225.000ha. Cây keo được trồng chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi như Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ… Những năm qua, loài cây này đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của các địa phương, giúp xóa đói, giảm nghèo.

Thế nhưng, 3 năm trở lại đây, thiên tai, bão lũ cùng với dịch bệnh đã khiến cho hàng ngàn ha keo ở tỉnh này bị thiệt hại, người dân khốn đốn. Đến năm nay, dịch bệnh tiếp tục xuất hiện và lây lan nhanh, nhiều diện tích đã chết khô càng đẩy người trồng keo ở Quảng Ngãi thêm phần khó khăn chồng chất.

Cơn bão cuối năm 2020 đã khiến cho 1,5ha trồng keo của gia đình chị Phạm Thị Se (trú thôn 1, xã Nghĩa Sơn, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) bị gãy đổ toàn bộ. Đến giữa năm 2021, chị Se đầu tư gần 50 triệu đồng để trồng lại cây keo trên diện tích này. Cách đây khoảng 1 tháng, chị Se phát hiện một số cây keo bất ngờ bị chết khô, gãy ngang thân rồi sau đó lây lan trên diện rộng.

Empty

Đa số keo bị nhiễm bệnh đều ở độ tuổi từ 1 đến 2 năm. Ảnh: L.K.

“Đến nay, rẫy keo nhà tôi đã bị chết đến trên 50%. Do keo mới chỉ được hơn 2 năm tuổi nên không thể thu hoạch bán mà chỉ chặt làm củi, số cây nhỏ hơn thì vứt bỏ. Không riêng gì gia đình tôi mà hầu hết những vườn keo của các gia đình gần đây cũng gặp phải tình trạng tương tự. Mong các cơ quan chuyên môn sớm tìm hiểu, xác định nguyên nhân và hướng dẫn biện pháp xử lý chứ nếu kéo dài, keo tiếp tục chết thì bà con mất trắng”, chị Se than thở.

Theo các hộ dân trồng keo, đa phần keo bị nhiễm bệnh rồi chết đều đang ở độ tuổi từ 1 – 2 năm. Những diện tích từ 3 năm tuổi trở lên ít bị hơn. Biểu hiện chung ban đầu là giữa phần thân cây xuất hiện các đám nấm màu trắng lá vàng héo dần. Đến khoảng 1 tuần sau cây chết khô, gãy ngang vị trí bị nấm. Đến nay, do chưa có giải pháp trị bệnh nên diện tích keo chết ngày càng tăng.

Empty

Biểu hiện ban đầu của những cây keo bị bệnh là xuất hiện nấm trắng ở giữa thân. Ảnh: L.K.

Ông Phạm Văn Thếch, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn cho hay: Tại địa phương, ngoài cây sắn đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào cây keo. Toàn xã có khoảng 1.200ha trồng keo, trong đó có 300ha keo từ 2 năm tuổi trở xuống.

Qua thống kê sơ bộ ban đầu, đã có 12ha cây keo của bà con bị chết. Tuy diện tích keo chết không đồng loạt mà phân bố rải rác nhưng tình trạng này cũng khiến người dân lo lắng và thiệt hại về kinh tế”.

Không chỉ riêng ở huyện Tư Nghĩa mà nhiều huyện, khác của tỉnh Quảng Ngãi xảy ra hiện tượng keo chết. Ông Đinh Văn Chi, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sơn Hà cho biết, sau khi phát hiện từ sau Tết Nguyên đán, đến nay, cả 14 xã, thị trấn của huyện đều có diện tích keo bị nhiễm bệnh và chết.

“Tổng hợp báo cáo sơ bộ ban đầu của các xã, thị trấn thì toàn huyện có đến 1.074ha keo bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tới đây chúng tôi sẽ tiến hành rà soát lại nhằm có con số chính xác, thực tế nhất để báo cáo lên UBND huyện cũng như Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh”, ông Chi thông tin.

Empty

Một số rẫy keo bị chết toàn bộ, người dân phải chặt bỏ rồi đốt cháy. Ảnh: L.K.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, hiện diện tích keo bị nhiễm bệnh đã xuất hiện ở các xã Trà Bồng, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thị xã Đức Phổ và TP Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, đơn vị vẫn đang trong quá trình tổng rà soát lại để nắm tổng số diện tích cây bị nhiễm bệnh và chết. Cùng với đó, vừa qua, Chi cục cũng đã phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung lấy mẫu gửi giám định chờ kết quả.

“Do chưa xác định được nguyên nhân nên để phòng trừ bệnh nên trước mắt bà con cần thực hiện các giải pháp thủ công: Khuyến cáo chủ vườn, chặt, thu gom những cây bị bệnh đem ra ngoài tiêu hủy; không tận thu, vận chuyển qua những nơi khác nhằm hạn chế lây lan; dùng vôi bột rải vào các vị trí cây bị bệnh để xử lý mầm bệnh.

Đồng thời khơi thông mương rảnh, tránh tình trạng ngập úng nước sau mưa để hạn chế mầm bệnh phát tán. Về vấn đề trồng mới thì cần tuân thủ đúng mật độ trồng, chọn cây keo giống rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và chăm sóc theo đúng quy trình hướng dẫn của Sở NN-PTNT”, ông Nguyễn Thế Vĩnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi nói.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm