| Hotline: 0983.970.780

Giữ rừng đầu nguồn ở vùng biên giới

Thứ Năm 18/04/2024 , 09:38 (GMT+7)

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo động lực để người dân vùng biên giới Lai Châu chăm sóc, giữ màu xanh cho những cánh rừng đầu nguồn.

Cán bộ kiểm lâm tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng với bà con dân bản. Ảnh: Hải Đăng.

Cán bộ kiểm lâm tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng với bà con dân bản. Ảnh: Hải Đăng.

Coi rừng là tài sản chung 

Ông Sùng A Chứ, Chủ tịch UBND xã Tà Tổng (huyện Mường Tè, Lai Châu) cho biết, năm 2022 toàn xã Tà tổng chi trả gần 30 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đây là một nguồn thu không nhỏ đối với xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Có tiền dịch vụ môi trường rừng, bà con có vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ý thức hơn trong công tác bảo vệ, phát triển rừng.

Bản Tà Tổng thuộc xã biên giới Tà Tổng (huyện Mường Tè) có 265 hộ và hơn 1.500 nhân khẩu, chủ yếu là bà con dân tộc Mông. Trước đây, người dân có thói quen đốt rừng làm nương, lấy gỗ dựng nhà… dẫn đến cháy rừng, lũ quét, thiệt hại mùa màng, tài sản người dân.

Ông Vàng A Mùa bản Tà Tổng cho biết, khi được cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn tích cực tuyên truyền, phổ biến về những lợi ích từ rừng mang lại, coi rừng là tài sản sinh lợi chung của cộng đồng, hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng, bà con đã có ý thức trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Ở đây, bà con dân bản còn ký cam kết bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, tham gia diễn tập phòng chống cháy rừng nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý khi có tình huống xảy ra. 

Cùng với đó, bản còn có hương ước về bảo vệ và phát triển rừng, ai chặt gỗ, phá rừng làm nương sẽ bị phạt tiền. Số tiền phạt sẽ được thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của hộ đó. “Cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn bà con dân bản phát nương, không được vào rừng chặt phá; bố trí người túc trực, tuần tra mùa hanh khô… để cùng hưởng lợi ích chung rừng mang lại”, ông Vàng A Mùa nói.

Chăm sóc, bảo vệ rừng đã giúp mỗi hộ dân ở bản Tà Tổng được chi trả từ 20 - 25 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình cũng như bà con có điều kiện mua sắm xe máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp… 

Ông Sùng Vả Co bản Tà Tổng cho biết, gia đình tôi được hơn 20 triệu đồng tiền  dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này rất quý, giúp chúng tôi có thêm vốn đầu tư mua cây, con giống để phát triển kinh tế gia đình. Chăm sóc, bảo vệ rừng mang lại nhiều lợi ích nên phát hiện việc xâm hại, lấn chiếm rừng thì chúng tôi báo với chính quyền và cán bộ kiểm lâm để xử lý, ngăn chặn ngay.

Bà con vùng cao phấn khởi nhận tiền dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Hải Đăng.

Bà con vùng cao phấn khởi nhận tiền dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Hải Đăng.

Hưởng lợi hàng trăm tỷ đồng 

Mường Tè có tổng diện tích tự nhiên lên tới 268 nghìn, trong đó trên 65% diện tích là rừng tự nhiên (tương đương 170ha). Cũng như Tà Tổng, các xã vùng sâu, vùng xa khác của huyện này gồm Ka Lăng, Mù Cả… những khu đất trống, đồi trọc thì nay phủ kín màu xanh của cây rừng. 

Cuộc sống của người dân vùng biên giới ngày càng khấm khá hơn nhờ các chế độ chính sách phát triển kinh tế xã hội, trong đó chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng luôn được chính quyền địa phương quan tâm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè Nguyễn Minh Hiếu cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2023 đảm bảo theo kế hoạch; kiểm tra, rà soát diện tích rừng đủ điều kiện và ký kết hợp đồng khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2024 với cộng đồng bản, nhóm hộ, tổ chức. Chỉ đạo triển khai xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng rừng mới năm 2024... 

Cùng với việc tuần tra, kiểm soát rừng bà con vùng cao phát dọn thực bì, bảo vệ rừng mùa hanh khô. Ảnh: Hải Đăng.

Cùng với việc tuần tra, kiểm soát rừng bà con vùng cao phát dọn thực bì, bảo vệ rừng mùa hanh khô. Ảnh: Hải Đăng.

Từ đầu năm đến nay, công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ, phòng chống cháy rừng trên địa bàn huyện tiếp tục được tăng cường với 86 đợt cho 6.792 lượt người; thực hiện kiểm tra tuần tra, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được 19 đợt; phát hiện và xử lý 3 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 25 triệu đồng…

“Từ các chính sách bảo vệ, phát triển rừng và trồng mới diện tích rừng giúp người dân trên địa bàn huyện có thu nhập ổn định hằng năm nhất là tại các xã, bản khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước giúp người dân xóa đói, giảm nghèo”, ông Nguyễn Minh Hiếu nhấn mạnh.

Huyện Mường Tè xác định rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc, phát triển rừng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Toàn huyện tập trung quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; khoanh nuôi tái sinh trên 20 nghìn ha rừng; phấn đấu trồng mới gần 1,6 nghìn ha quế và khoảng 1,9 nghìn ha rừng.

Ông Lý Xá Hừ, Phó Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè cho biết, từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến nay, số tiền mà người dân các bản được nhận năm sau luôn cao hơn trước. Các cánh rừng trên địa bàn ngày xanh tốt, giảm rõ rệt số vụ cháy, chặt phá rừng làm nương...

Hiện tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện Mường Tè đã đạt hơn 66,8%. Năm 2022, người dân trên địa bàn huyện nhận được từ tiền dịch vụ môi trường rừng 189 tỷ đồng với tổng diện tích cung ứng trên 175 nghìn ha. Riêng năm 2023, đang hoàn thiện hồ sơ chứng từ và thực hiện thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa năm 2024.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.