| Hotline: 0983.970.780

Kết nối khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Thứ Tư 22/02/2023 , 06:36 (GMT+7)

Sáng 21/2, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Kết nối công nghệ phát triển nông nghiệp trồng trọt'.

PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: HG.

PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: HG.

Với mục tiêu tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị nghiên cứu, nhà khoa học để đồng hành cùng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước trong các hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, triển khai công nghệ và đổi mới sáng tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Chương trình Aus4Innovation và Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo ngành rau hoa quả tổ chức Hội thảo “Kết nối công nghệ phát triển nông nghiệp trồng trọt”. Hội thảo thu hút hơn 120 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến và trực tiếp đến từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trong cả nước.

Tại Hội thảo, PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, theo định hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng và phát triển đất nước là tạo lập hệ thống sáng tạo quốc gia, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm ứng dụng công nghệ và phát triển sản phẩm, các viện nghiên cứu, trường đại học là chủ thể nghiên cứu và phát triển, tạo cơ chế liên kết hữu cơ giữa viện nghiên cứu với doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ về trách nhiệm, cùng vượt qua khó khăn, thách thức để làm chủ công nghệ và vươn tầm khu vực. Chính vì vậy, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Chương trình Aus4Innovation và Câu lạc bộ đổi mới sáng tạo ngành rau hoa quả tổ chức Hội thảo.

"Hội thảo được kỳ vọng là diễn đàn đổi mới sáng tạo, trở thành cầu nối giữa Doanh nghiệp đến với nhà khoa học, đến với sản phẩm/công nghệ nghiên cứu. Là cơ hội hợp tác, giao lưu, tìm hiểu những vấn đề và thách thức của doanh nghiệp, khó khăn trong triển khai ứng dụng của nhà khoa học, cùng bàn thảo và tìm giải pháp cho các vấn đề nội tại của Doanh nghiệp, đẩy mạnh và tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ trong các chuyển giao nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp” PGS.TS. Phan Tiến Dũng cho biết.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các doanh nghiệp, hộ nông dân, HTX đã được nghe một số báo cáo chọn lọc đã áp dụng tại nhiều nơi cho kết quả tốt, do đó những công nghệ này sẵn sàng để chuyển giao, triển khai đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, như sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý, chế biến phụ phẩm, phế thải giàu hữu cơ thành phân bón hữu cơ, giá thể trồng rau hữu cơ và các cây trồng có giá trị kinh tế; Phân bón công nghệ cao tăng hiệu quả canh tác cây nông nghiệp; Dưỡng chất nano ứng dụng cho cây trồng; Công nghệ nuôi cấy mô thực vật trong nhân giống chất lượng cao; Công nghệ chế tạo vật liệu bao gói khí quyển biến đổi trong bảo quản thực phẩm; Công nghệ sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây Lan kim tuyến.

Hội thảo được kỳ vọng là diễn đàn đổi mới sáng tạo, trở thành cầu nối giữa Doanh nghiệp đến với nhà khoa học, đến với sản phẩm/công nghệ nghiên cứu. Ảnh: NNVN.

Hội thảo được kỳ vọng là diễn đàn đổi mới sáng tạo, trở thành cầu nối giữa Doanh nghiệp đến với nhà khoa học, đến với sản phẩm/công nghệ nghiên cứu. Ảnh: NNVN.

Tại Hội thảo, PGS, TS Tăng Thị Chính, nguyên Trưởng phòng Vi sinh vật môi trường, Viện Công nghệ môi trường đã lý giải vì sao hiện nay các sản phẩm phân bón có chất lượng không ổn định.

PGS, TS Tăng Thị Chính cho hay, do việc ủ xử lý các chất hữu cơ để tạo ra phân bón được thực hiện với sự tham gia tích cực của các chủng vi sinh vật. Tuy nhiên, khi sử dụng các chủng vi sinh vật sẵn có trong tự nhiên khiến quá trình phân giải diễn ra chậm và thường tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng không ổn định.

Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật tuyển chọn để sản xuất các chế phẩm sinh học xử lý chất thải hữu cơ (phụ phế thải nông nghiệp) để tạo ra các sản phẩm phân bón hữu cơ có chất lượng cao và ổn định là hết sức cần thiết và đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi...

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.