| Hotline: 0983.970.780

Khai giảng khóa đào tạo giảng viên IPM trên cây lúa

Thứ Năm 27/07/2023 , 09:35 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Đắk Lắk đạo tạo giảng viên IPM cho cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật nhằm tăng cường nguồn lực triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng.

Ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk khai giảng lớp học. Ảnh: Quang Yên.

Ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk khai giảng lớp học. Ảnh: Quang Yên.

Ngày 26/7, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk khai giảng khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT - IPM) trên cây lúa. Khóa đào tạo có hơn 20 cán bộ của trung tâm khuyến nông các huyện, thành phố nhằm tạo nguồn giảng viên cho chương trình IPM của tỉnh Đắk Lắk.

Mục tiêu của khóa đào tạo nhằm tăng cường an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và bền vững môi trường thông qua tăng cường năng lực của hệ thống bảo vệ thực vật.

Theo ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, lúa là một trong những cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, nông dân phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây thiệt hại năng suất như: Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tác động của các yếu tố dịch hại (côn trùng, bệnh, cỏ dại, chuột…), trong đó dịch hại là yếu tố gây hại hàng đầu.

Để phòng trừ các đối tượng sinh vật hại, bà con nông dân vẫn chủ yếu dựa vào thuốc bảo vệ thực vật. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật hại đã gây nhiều hệ lụy như: Ô nhiễm môi trường, tạo sự kháng thuốc đối với một số sinh vật hại và gây hiện tượng bùng phát của sâu bệnh hại. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm trên nông sản sẽ là mối đe dọa đến sức khỏe con người.

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) quốc gia đã bắt đầu từ năm 1992, qua gần 30 năm, cả nước đã có 2.670 cán bộ được đào tạo qua các lớp đào tạo giảng viên IPM (TOT) do FAO, Cục Bảo vệ thực vật và đơn vị khác tổ chức. Trong đó, FAO và Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp đào tạo khoảng 1.200 người, được Bộ NN-PTNT đánh giá cao.

Các học viên tham gia khóa đào tạo. Ảnh: Quang Yên.

Các học viên tham gia khóa đào tạo. Ảnh: Quang Yên.

“Để phổ biến chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, cần chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực giảng viên IPM. Giảng viên IPM sẽ là người hướng dẫn, gợi mở và tổng hợp kinh nghiệm của nông dân, giải thích ý kiến cho người dân bằng những kiến thức khoa học đã được đào tạo.

Vì vậy, khoá học này nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu tăng cường nguồn lực địa phương để triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025”, ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk nói.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Một xã vùng cao có 26 con trâu bò chết nghi do ung khí thán

NGHỆ AN Nhiều hộ dân tại bản Huồi Mũ của xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn, Nghệ An) đang hoang mang khi trâu, bò bỗng dưng chết hàng loạt.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.