| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa định hướng nuôi biển công nghệ cao

Chủ Nhật 27/11/2022 , 16:10 (GMT+7)

Tỉnh Khánh Hòa sẽ thí điểm thực hiện mô hình nuôi biển tiến tiến trên vùng biển hở đến 6 hải lý, từ đó làm cơ sở để nhân rộng nghề nuôi biển công nghiệp.

Khánh Hòa là một trong 3 địa phương có lợi thế nuôi biển

Khánh Hòa có chiều dài đường bờ biển 385 km với 200 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều đầm eo vịnh kín gió, cùng với các cảng nước sâu nên rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản trong đó có nuôi trồng thuỷ sản.

Khánh Hòa có đầy tiềm năng để phát triển nuôi biển. Ảnh: KS.

Khánh Hòa có đầy tiềm năng để phát triển nuôi biển. Ảnh: KS.

Theo nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia thì Khánh Hoà cùng với Quảng Ninh và Kiên Giang là 3 địa phương có tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi biển ở Việt Nam.

Có thế nói phát triển nuôi biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bao an ninh vùng ven biển, đóng góp lớn vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển còn nhiều hạn chế, chậm, dàn trải, thiếu đồng bộ. Nuôi biển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng yêu cầu. Một số vùng nuôi nằm chồng lấn, xung đột với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là du lịch. Khoa học công nghệ trong sản xuất giống còn hạn chế, công nghệ sản xuất chưa chủ động hoàn toàn, con giống sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm.

Nuôi thủy sản bằng lồng bè HDPE để thích ứng biến đổi khí hậu. Ảnh: KS.

Nuôi thủy sản bằng lồng bè HDPE để thích ứng biến đổi khí hậu. Ảnh: KS.

Công nghệ nuôi và hệ thống lồng bè thích ứng với biến đổi khí hậu chưa phát triển. Một số đối tượng nuôi chưa có quy trình chuẩn hoặc chưa được nghiên cứu thử nghiệm. Nuôi biển hiện nay chủ yếu sử dụng cá tạp, dễ gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trong nuôi biển chưa được kiểm soát. Nuôi biển có vốn đầu tư lớn, thời gian nuôi dài nên sự tham gia của các doanh nghiệp lớn còn hạn chế...

Hướng tới nuôi biển công nghệ cao

Tại Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị xác định trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển mạnh kinh tế biến theo hướng “Nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, nhất là nuôi biển công nghệ cao, thân thiện môi trường”. Đồng thời, chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 23/02/2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định cần phải “Xây dựng Đề án nuôi biển công nghệ cao tại Khán Hòa. Cùng với đó đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đầu tư trên lĩnh vực nuôi biển công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên biển và phát triển toàn diện kinh tế biển.

Tỉnh Khánh Hòa hướng tới phát triển nuôi biển công nghệ cao. Ảnh: KS.

Tỉnh Khánh Hòa hướng tới phát triển nuôi biển công nghệ cao. Ảnh: KS.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy nghề nuôi biển Khánh Hòa phát triển nhanh theo hướng công nghệ cao, bền vững trong thời gian tới, theo ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa thì địa phương này định hướng đối với vùng ven bờ sẽ hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái cho người dân. Đồng thời thực hiện giao mặt nước biển cho người dân theo điều 44, Luật thủy sản 2017, trong đó ưu tiên cho các hộ sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản, để người dân yên tâm đầu tư sản xuất ổn định cuộc sống.

Tỉnh cũng sẽ tuyên truyền hướng dẫn chuyển đổi từ hình thức nuôi bằng lồng bè gỗ truyền thống sang lồng HDPE chịu được sóng gió, đảm bảo an toàn và mỹ quan gắn với phát triển du lịch của địa phương. Đối vùng nuôi ven bở sẽ ưu tiên đối tượng nuôi trọng điểm là tôm hùm.

Còn đối với vùng biển hở, tỉnh sẽ phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng biển này. Trong đó kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm có tiềm lực đầu tư nuôi công nghiệp bằng lồng bè hiện đại, để tăng nhanh hơn nữa sản lượng nuôi công nghiệp; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi thương phẩm. Đối với vùng nuôi biển hở sẽ ưu tiên đối tượng nuôi là các loài cá biển có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn dịch bệnh vừa nâng cao hiệu quả kinh tế; nâng cao giá trị các loài thủy sản trên đơn vị diện tích, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp cho biển, xuất khẩu. Cùng với đó hình thành các Tổ liên kết nuôi trồng thủy sản tiến tới thành lập các Hợp tác xã trong nuôi trồng thủy sản và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đề ổn định thu nhập cho người dân.

Đối với sản xuất giống thủy sản, tỉnh Khánh Hòa sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung, đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát được chất lượng giống thủy sản trước khi cung cấp cho vùng nuôi thương phẩm. Áp dụng và đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản. Tạo động lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển. Đảm bảo cho phát triển nuôi các loại giống mới có giá trị kinh tế, phục vụ cho chế biến xuất khẩu thủy sản.

Xem thêm
Gần 200 học viên tham gia lớp đào tạo nuôi biển công nghiệp

KHÁNH HÒA Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng, việc trang bị kiến thức để bước vào ngành công nghiệp nuôi biển một cách bài bản là rất cần thiết.

Bình Thuận hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh VMS tàu cá

Tỉnh Bình Thuận sẽ hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh thiết bị giám sát hành trình (VMS) tàu cá trên địa bàn nhằm giúp ngư dân bớt khó khăn, gỡ ‘thẻ vàng’.

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt hơn 8,3 tỷ USD, lạc quan về đích

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 tự tin sẽ về đích với con số 10 tỷ USD.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.