Điều chỉnh mô hình kinh doanh và hoạt động mới
Thích ứng với cuộc khủng hoảng hiện tại và phát triển mạnh trong tình hình bình thường mới sẽ đòi hỏi những thay đổi đáng kể.
Kể từ đầu cuộc khủng hoảng Covid-19, khoảng 60% nhà hàng tại Mỹ đã bổ sung dịch vụ đón khách ở lề đường.
Các nhà bán lẻ độc lập cũng nhanh chóng đổi mới theo hướng đó để thích ứng. Họ bắt đầu cung cấp dịch vụ đón khách ở lề đường, hạn chế số lượng khách hàng trong cửa hàng, điều chỉnh giờ của họ và đôi khi tạo ra các khung giờ đặc biệt để phục vụ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất.
Để tiếp tục duy trì giãn cách thực tế, nhiều người đã thử nghiệm các ứng dụng và phương thức thanh toán mới.
Tuy nhiên, việc duy trì những hành động như vậy trong trung hạn có thể khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Do đó, các nhà hàng nhỏ và nhà bán lẻ cũng có thể nghiên cứu thêm các hành động như khuyến mại, giảm giá tạm thời, điều chỉnh tổ hợp sản phẩm hoặc thực đơn.
Ví dụ, trong lĩnh vực may mặc, phân tích của McKinsey & Company, một công ty tư vấn quản lý toàn cầu, chỉ ra rằng 56% sản phẩm có sẵn tại các nhà bán lẻ thời trang của Hoa Kỳ vào cuối tháng 4/2020 đã được giảm giá,
“Đối với các dây chuyền sản xuất, để bảo vệ nhân viên bằng giãn cách xã hội, các nhà máy có thể cần thử nghiệm hệ thống “pod”, chỉ định người vận hành cho ít máy hơn nhưng giao cho họ trách nhiệm lớn hơn đối với các nhiệm vụ trong khu vực làm việc của họ”, McKinsey & Company đưa ra lời khuyên.
Đối với các nhà bán lẻ nhỏ, một mô hình kinh doanh được làm mới có thể giúp thích ứng với việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Để cạnh tranh hơn, các công ty nhỏ nên tập trung vào xu hướng nhu cầu “hyperlocal” (Mô hình phân phối Hyperlocal - dịch vụ tập trung cho khu vực địa phương).
Áp dụng công nghệ mới
“Cách hiệu quả nhất để các doanh nghiệp nhỏ đáp ứng các kỳ vọng mới về vệ sinh và an toàn là thiết kế trải nghiệm không tiếp xúc hiệu quả”, McKinsey & Company phân tích.
Ví dụ: hầu hết các nhà hàng hoạt động tốt hơn kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 do chuyển sang năng lực kỹ thuật số và đầu tư vào công nghệ. Từ đó thiết lập lại các kênh kết hợp của họ nhằm tăng lượng hàng mang đi và giao hàng.
Hơn thế nữa, họ chiếm được lòng tin bằng cách cho phép khách hàng đặt món trước thông qua các ứng dụng dữ liệu chính chủ (first-party) và tăng tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng.
Điều tương tự xảy ra với các nhà bán lẻ. Những nhà bán lẻ đã hoạt động tốt kể từ đầu cuộc khủng hoảng là những nhà bán lẻ tận dụng khả năng kỹ thuật số vượt trội của họ.
Ví dụ, Target đã chứng kiến doanh số bán hàng tại cửa hàng tương đương tăng hơn 10% trong quý đầu tiên của năm 2020, phản ánh doanh số bán hàng kỹ thuật số tăng 141%, trong khi doanh số bán hàng tại cửa hàng thực tăng chưa tới 1%.
Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, việc áp dụng công nghệ mới sẽ đòi hỏi những thay đổi đáng kể.
Ví dụ, trong sản xuất, quy mô của sự thay đổi kỹ thuật số cần thiết là rất lớn. Từ 40-50% tài sản sản xuất của Hoa Kỳ sẽ yêu cầu nâng cấp để sẵn sàng kỹ thuật số - và quá trình chuyển đổi có thể đến sớm hơn khi cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm gián đoạn lĩnh vực này.
Thay đổi chính sách
Một cách để cải thiện môi trường cho các doanh nghiệp nhỏ trong và sau Covid-19 là tạo ra các miễn trừ quy định cho các đối tượng này.
Những miễn trừ này có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ được áp dụng cho đến khi nền kinh tế phục hồi, và chúng có thể được áp dụng ở cấp quốc gia hay từng bang cụ thể.
So với 670 tỷ USD cho các khoản vay doanh nghiệp nhỏ từ biện pháp kích thích Đạo luật CARES, việc áp dụng các quy định miễn trừ đặt ra gánh nặng không đáng kể cho chính quyền liên bang hoặc tiểu bang (và người nộp thuế).
Bởi lẽ nó không yêu cầu bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào trong chi tiêu hoặc giảm nguồn thu của chính phủ.
Cách hiệu quả nhất để thực hiện miễn trừ theo quy định là miễn cho các doanh nghiệp nhỏ khỏi các nhóm quy định lớn, được xác định rõ ràng, đặc biệt là những quy định mà các doanh nghiệp nhỏ không phải là nguồn gốc đáng kể của các vấn đề mà các quy định nhằm giải quyết.
Nhắm mục tiêu vào các nhóm quy định được xác định rõ - trái ngược với các quy định riêng lẻ - có hai lợi ích khác nhau.
Đầu tiên là nó cho phép các nhà hoạch định chính sách thực hiện những thay đổi sâu rộng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Lợi ích thứ hai là nó làm cho việc xác định các trường hợp miễn trừ liên quan dễ dàng hơn nhiều đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. (Hết)
Biden nói Trump không giúp doanh nghiệp nhỏ
Trong buổi tranh luận tổng thống đầu tiên, Biden cáo buộc Trump không giúp được các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đang khốn đốn vì đại dịch. Đảng Dân chủ cho rằng đất nước đang chứng kiến sự phục hồi kinh tế hình chữ K sau đại dịch, nghĩa là những người Mỹ giàu nhất đang được hưởng lợi, trong khi tầng lớp trung lưu và những người dưới đáy gặp khó khăn.