| Hotline: 0983.970.780

Khi Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính

Thứ Tư 10/07/2019 , 07:02 (GMT+7)

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại Việt Nam, đặc biệt là người nuôi cần tuân thủ quy trình nuôi tôm sạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, nắm bắt các quy định về yêu cầu kiểm dịch từ phía Trung Quốc.

17-06-18_2cc_donh_nghiep_che_bien_xut_khu_cn_nm_bt_cc_quy_dinh_ve_yeu_cu_kiem_dich_tu_phi_trung_quoc_de_con_tom_khi_xut_di_khong_bi_vuong_li
Chế biến tôm xuất khẩu.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản bằng đường tiểu ngạch. Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chuyển dần sang chính ngạch, giảm dần tiểu ngạch. Doanh nghiệp Việt phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật nếu muốn xuất khẩu vào thị trường khổng lồ này.

Theo ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, để đáp ứng các yêu cầu thị trường Trung Quốc, đòi hỏi người nuôi tôm chú trọng kỹ thuật, quy trình nuôi, đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

Ông Ngô Quang Hùng, người nuôi tôm (ấp Bữu Đông, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cho biết, gia đình nuôi tôm theo mô hình 2 giai đoạn đã được 4 năm. Sau thời gian nuôi khoảng 3 tháng, trọng lượng tôm đạt cỡ 30 - 35 con/kg, năng suất đạt trên dưới 10 tấn/ha. Lợi nhuận ước đạt trên 400 - 600 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Hùng chia sẻ, nuôi theo quy trình này về quản lý kỹ thuật có nhiều khác biệt so với cách nuôi tôm truyền thống. Đặc biệt phải đầu tư hệ thống xử lý nước từ ao lắng, ao vèo tốn rất nhiều diện tích.

Cụ thể, gia đình ông Hùng phải tận dụng diện tích 1ha vuông nuôi, trong đó bỏ ra 2.000m2 để làm ao lắng xử lý nước (ao cấp) và 2.000m2 làm ao chứa thải. Diện tích ao nuôi thực tế của gia đình chỉ còn 2 ao, mỗi ao khoảng 1.000m2 và ao vèo diện tích 300m2.

Nguồn nước ban đầu được lấy vào ao lắng thô, sau đó chuyển qua ao cấp nước mới được lấy vào ao vèo. Con giống bắt về được thả nuôi trong ao vèo khoảng 20 - 25 ngày (tôm đạt khoảng 1.000 con thì sang ao nuôi). Giai đoạn này, tôm non được quản lý rất chặt. Diện tích ao vèo không quá lớn nên rất dễ kiểm soát, tránh được hiện tượng tôm chết sớm.

17-06-18_1nguoi_dn_nuoi_tom_d_co_y_thuc_tun_thu_quy_trinh_nuoi_tom_sch_dm_bo_cht_luong_sn_phm_nng_co_nng_luc_cnh_trnh_1
Người nuôi đã có ý thức tuân thủ quy trình nuôi tôm sạch.

Ông Hùng cho biết, có nghe thông tin Trung Quốc không nhập khẩu tôm qua đường tiểu ngạch. Việc này, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nên tìm hiểu để có kế hoạch hợp tác, giao dịch và phổ biến đến người nuôi.

Tỉnh Bạc Liêu có 10 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 1.248ha. Diện tích thả nuôi hiện tại hơn 67ha, đã thu hoạch là 11,3ha, sản lượng 644 tấn, năng suất bình quân rất cao, gần 57 tấn/ha. Ngoài ra, tỉnh đã triển khai kế hoạch thực hiện nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho 299 hộ dân, tổng diện tích 890ha. Hiện các hộ này đã thả nuôi được 359ha và cho thu hoạch 30ha, sản lượng 1.004 tấn, năng suất bình quân trên 33 tấn/ha.

Tại Kiên Giang, quy trình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, nuôi tôm - lúa theo tiêu chuẩn VietGAP cũng đang được nhiều địa phương áp dụng. Đặc biệt, người nuôi tôm đã có ý thức không dùng các chất cấm, thuốc cấm trong quá trình nuôi, để đảm bảo chất lượng tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

Các huyện vùng U Minh Thượng, gồm: An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận là khu vực quy hoạch nuôi tôm - lúa, tôm sinh thái dưới tán rừng của tỉnh. Quy trình nuôi ngày càng hoàn thiện, người nuôi nắm vững kỹ thuật nên chất lượng tôm thu hoạch luôn được nâng lên.

17-06-18_1nguoi_dn_nuoi_tom_d_co_y_thuc_tun_thu_quy_trinh_nuoi_tom_sch_dm_bo_cht_luong_sn_phm_nng_co_nng_luc_cnh_trnh_2
Kiểm tra tôm giống trước khi thả nuôi.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết: “Để tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu luôn đảm bảo chất lượng, không bị dính chất cấm, huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn cho ngư dân. Cụ thể, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 27 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh trên tôm nuôi, với hàng trăm lượt nông dân tham gia”.

Đến nay, nông dân huyện An Minh đã thả nuôi được hơn 39.000ha tôm - lúa và 1.500ha tôm sinh thái dưới tán rừng. Diện tích đã cho thu hoạch là trên 36.000ha, sản lượng gần 10.000 tấn, chủ yếu là tôm sú, được nuôi trong môi trường quảng canh nên chất lượng rất tốt. Một số diện tích nuôi đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm