| Hotline: 0983.970.780

Khổ vì tự mình báo dịch!

Thứ Năm 16/05/2019 , 16:37 (GMT+7)

Chuyện bi hài này xảy ra tại hộ chăn nuôi có đàn heo bị dịch tả heo châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai…

Anh Nguyễn Văn Đằng, chủ hộ chăn nuôi có đàn heo bị dịch tả heo châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) rầu rĩ tâm sự: “Gia đình tôi có tổng đàn 20 con heo nái và 219 con heo thịt (từ 90 -100 kg). Đang chuẩn bị cho lứa heo xuất chuồng thì tôi phát hiện ra một con nái bị bệnh, sốt, bỏ ăn và hôm sau lại thêm một con nái khác cứ ăn vào là bị ói, ban đầu tôi chỉ nghĩ là dịch heo tai xanh.

Tuy nhiên, những ngày sau nhiều con heo khác cũng có biểu hiện khác thường. Với kinh nghiệm nuôi heo lâu năm và qua tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, tôi biết ngay đàn heo của mình đã dính dịch tả heo châu Phi nên mới báo ngay cho thú y xã và huyện xuống kiểm tra”.

Anh Đằng kể lại việc phát hiện ra những con heo nái đầu tiên bị bệnh

Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả heo châu Phi, đoàn liên ngành từ cấp tỉnh đến huyện, xã đã khẩn trương về triển khai tổ chức chôn, tiêu hủy heo dịch, sát trùng tiêu độc toàn bộ chuồng trại, nhà kho, dụng cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh ổ dịch rất kỹ. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đoàn chức năng lại cứ bảo là dịch heo tai xanh, chứ không phải là dịch tả heo châu Phi khiến gia đình anh rất bức xúc.

Chính từ đàn heo của gia đình anh Đằng công bố dịch nên giúp ngành chức năng truy thêm ra được ổ dịch khác trên địa bàn xã Bình Minh và kịp thời tiêu hủy. Đồng thời, huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch từ đây đã quyết định công bố dịch trên địa bàn 4 xã có xuất hiện ổ dịch.

Điều bi hài được nâng lên khi đích thân một vị lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cũng khẳng định với báo chí rằng: Đồng Nai chưa có dịch tả heo châu Phi, hai ổ dịch đó (tại Trảng Bom và Nhơn Trạch) là dịch heo tai xanh, hai văn bản trên do hai huyện làm ẩu (!?).

Anh Đằng cho biết thêm: “Sau khi toàn bộ chuồng heo của tôi vừa bị tiêu hủy xong thì trong suốt những ngày vừa qua, có nhiều người đã gặp trực tiếp chửi hoặc điện thoại đe dọa vì cho rằng nếu là dịch heo tai xanh thì cần gì phải báo dịch, khiến giá heo xuống dốc và không ai tiêu thụ heo được nữa!”, anh Đằng phân trần.

Ngoài ra, anh Đằng cũng cho rằng, việc áp giá hỗ trợ cho đàn heo bị tiêu hủy giữa huyện và tỉnh cũng khác nhau nên bà con không biết được giải quyết cho nhận mức nào là đúng. “Nếu tính theo giá hỗ trợ của huyện thông báo trước ngày tiêu hủy heo (25/4), với heo nái có mức hỗ trợ là 42.000 đồng/kg; heo thịt 38.000 đồng/kg. Tính giá này thì gia đình tôi sẽ được nhận tổng số tiền hỗ trợ là 800 triệu đồng.

Tuy nhiên, mức giá hỗ trợ của tỉnh đưa ra sau ngày tiêu hủy (27/4) là với heo nái 4,5 triệu đồng/con; heo thịt 3 triệu đồng/con; heo từ 3-4 tháng tuổi là 2 triệu đồng/con; heo 1-2 tháng tuổi là 500 ngàn đồng/con; heo theo mẹ là 300 ngàn đồng/con. Như vậy, nếu phải nhận mức giá hỗ trợ này thì gia đình tôi chỉ nhận được tổng số tiền là 500 triệu đồng”.

Anh Đằng đang buồn rầu bên hố chôn đàn heo bệnh tại góc vườn nhà mình

Theo anh Đằng, nếu anh không có ý thức vì cộng đồng xã hội, âm thầm bán tháo hết đàn heo thịt đã đến ngày xuất chuồng thì anh sẽ gỡ được khoảng 1 tỷ đồng, thừa chi trả tiền thức ăn cho công ty. Tuy nhiên, khi thấy đàn heo nái có biểu hiện bệnh khác thường, anh đã quyết định báo dịch để cơ quan chức năng xuống kiểm tra xử lý tránh lây lan cho cộng đồng thì gia đình anh lại bị thiệt đơn thiệt kép, thậm chí còn nghe chửi và đe dọa.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất