| Hotline: 0983.970.780

Khởi động dự án tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn ở miền Bắc

Thứ Sáu 17/09/2021 , 13:10 (GMT+7)

Dự án Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam sẽ được kéo dài trong vòng 4 năm, đối tượng chính là các HTX nông nghiệp.

Lễ ký biên bản Khảo sát kế hoạch chi tiết cho chương trình Hợp tác kỹ thuật Nhật Bản giữa TTKNQG và JICA diễn ra sáng 17/9 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Tùng Đinh.

Lễ ký biên bản Khảo sát kế hoạch chi tiết cho chương trình Hợp tác kỹ thuật Nhật Bản giữa TTKNQG và JICA diễn ra sáng 17/9 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 17/9, lễ ký biên bản Khảo sát kế hoạch chi tiết cho chương trình Hợp tác kỹ thuật Nhật Bản giữa TTKNQG và JICA được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) là Giám đốc Lê Quốc Thanh, về phía JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), người ký biên bản là bà Keiko Mizoe, Giám đốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của JICA. Ngoài ra còn có sự tham gia của Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) và đại diện JICA tại Việt Nam.

Biên bản được ký kết là nền tảng để 2 bên xây dựng dự án "Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam", nằm trong chương trình Hợp tác kỹ thuật Nhật Bản.

Quá trình khảo sát được JICA thực hiện theo hình thức từ xa từ ngày 25/8, do bà Keiko Mizoe làm trưởng nhóm. Trong thời gian khảo sát, nhóm đã có nhiều cuộc thảo luận và trao đổi quan điểm với TTKNQG và các cục, vụ liên quan của Bộ NN-PTNT.

Bên cạnh đó, nhóm cũng làm việc với các cơ quan liên quan tại tỉnh, thành được lựa chọn, các nhóm nông dân, HTX và các công ty tư nhân của Việt Nam về các vấn đề liên quan.

Chia sẻ tại lễ ký, Giám đốc TTKNQG Lê Quốc Thanh bày tỏ sự cảm ơn đến đoàn chuyên gia thực hiện khảo sát của JICA. Theo ông, mặc dù trong thời gian ngắn và tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng dựa vào tiến bộ của công nghệ và nỗ lực chung của 2 bên, tất cả mục tiêu đặt ra đều đã được hoàn thành.

“Các yếu tố trong khảo sát đều được đánh giá rất sát thực với sự thống nhất cao của cả 2 bên và được thể hiện trong biên bản ký kết ngày hôm nay”, ông Lê Quốc Thanh nói.

Giám đốc TTKNQG khẳng định, khi dự án đi vào hoạt động, hệ thống khuyến nông, đặc biệt tại các địa phương triển khai sẽ nỗ lực hết mình để đưa các mục tiêu trở thành hiện thực.

Biên bản khảo sát được ký sáng 17/9 là tiền đề cho dự án 'Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam'. Ảnh: Tùng Đinh.

Biên bản khảo sát được ký sáng 17/9 là tiền đề cho dự án "Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam". Ảnh: Tùng Đinh.

Sau khi hoàn tất quá trình khảo sát, dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” sẽ được khởi động và kéo dài trong vòng 4 năm. Các địa phương thực hiện bao gồm Thành phố Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định và Sơn La.

Các nhóm đối tượng chính của Dự án sẽ là các hợp tác xã nông nghiệp. Vì Dự án nhằm mục đích thúc đẩy GAP cơ bản/VietGAP tại vùng mục tiêu, nên cả hai bên nhất trí rằng các hợp tác xã mục tiêu sẽ được lựa chọn từ những tổ chức đã có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ chính quyền địa phương hoặc từ các tổ chức chứng nhận khác.

Mặc dù nhóm mục tiêu chính là hợp tác xã, các nhóm nông dân có thể được đưa vào nếu họ có năng lực nhất định để sản xuất cây trồng an toàn như một nhóm và đã được chính quyền địa phương hoặc các tổ chức chứng nhận khác cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, dự án sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực của cán bộ khuyến nông cả ở trung ương và địa phương, đặc biệt tập trung vào việc nâng cao kỹ năng của họ trong việc hỗ trợ hướng dẫn về GAP cơ bản, VietGap, thị trường và xây dựng lịch mùa vụ nhằm thúc đẩy cây trồng an toàn ở vùng mục tiêu.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.