| Hotline: 0983.970.780

Khởi động, kết nối dự án giảm rác thải, phát thải khí nhà kính

Thứ Ba 28/03/2023 , 15:53 (GMT+7)

Tiền Giang Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện thu nhập của nông dân thông qua cải thiện vấn đề môi trường, chuyển đổi chất thải hữu cơ thành nguồn thức ăn chăn nuôi.

Ngày 28/3, Ban Quản lý Dự án xử lý rác thải thuộc Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo khởi động và kết nối Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.

Hội thảo khởi động và kết nối Dự án 'Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế' được diễn ra vào sáng 28/3. Ảnh: Minh Đảm.

Hội thảo khởi động và kết nối Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” được diễn ra vào sáng 28/3. Ảnh: Minh Đảm.

Là 1 trong 15 tỉnh được Trung ương chọn thực hiện Dự án, tại Tiền Giang, Dự án được thực hiện tại 3 huyện (Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo) với sự tham gia của 9 xã (Mỹ Thành Nam, Mỹ Thành Bắc, Phú An (Cai Lậy), Thân Cửu Nghĩa, Long An, Tân Hương (Châu Thành), Hòa Định, Xuân Đông, Mỹ Tịnh An (Chợ Gạo)). Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến 4/2024, có 4 đối tượng của Dự án gồm: nông dân, trang trại, chủ căn tin và nhà hàng khách sạn, người thu gom rác thải.

Theo ông Trần Minh Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, Trưởng BQL Dự án tại Tiền Giang, kết quả thực hiện Dự án bước đầu BQL Dự án đã tổ chức 6 lớp về phân loại xử lý rác thải, kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng. Sắp tới đây, sẽ tiếp tục thực hiện Kế hoạch 192 của BQL Dự án tỉnh: tiếp tục thực hiện Hội nghị tập huấn về kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ, phân loại rác thải, kỹ thuật chuyển đổi chất thải hữu cơ… Dự án triển khai cần sự quan tâm các cấp chính quyền, của các thành viên thực hiện Dự án để sớm cải thiện môi trường, cải thiện đời sống nông dân.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành cho biết, trước khi Dự án triển khai, nhận thức của bà con nông dân còn hạn chế. Từ khi tham gia Dự án, được Hội tuyền truyền, vận động trên 2 mô hình ủ rơm làm thức ăn cho bò và ủ phân vi sinh làm phân bón cho cây trồng. Huyện Châu Thành có 25 Hội viên xã Long An, Tân Hương, Thân Cửu Nghĩa tham gia. Châu thành sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình khi Dự án kết thúc.

Trùn quế biến chất thải hữu cơ thành phân bón cho cây trồng. Ảnh: Minh Đảm.

Trùn quế biến chất thải hữu cơ thành phân bón cho cây trồng. Ảnh: Minh Đảm.

Tiền Giang có dân số đứng thứ 2 ở ĐBSCL (hơn 1,7 triệu người, mật độ dân số trên 700 người/km2), lượng rác thải hàng ngày khoảng gần 700 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng rác thải là 27.598 tấn, trong đó có 2.883 tấn rác đô thị. Số rác nông thôn chiếm khá cao. Rác sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn.

Theo ông Nguyễn Trí Đông, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho hay: Tỉnh đang đối mặt thách thức trong việc xử lý rác thải. Tham gia Dự án, Sở sẽ triển khai giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phương án xử lý chất thải rắn trước khi hoạt động. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý chất thải rắn. Thực hiện hàng loạt vấn đề thu gom rác dân lập.

Dự án do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ quản. Tổ chức ủng hộ các giải pháp khu vực vì cộng đồng và hệ sinh thái gọi tắt là Quỹ BRACE- Hongkong tài trợ. Mục tiêu, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp hiện đại và bền vững, giúp người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm phát thải khí nhà kính. Giáo dục, vận động nông dân áp dụng các phương pháp chuyển đổi chất thải để nâng cao năng suất, thu nhập của nông dân. Chuyển đổi chất thải thực phẩm ở thành thị thành nguồn thực phẩm lành mạnh và chất thải trong trang trại thành thức ăn chăn nuôi và giảm ô nhiễm môi trường. Tăng sức khỏe và năng suất của đất. Giảm khói bếp khí hóa sinh khói, tiết kiệm chi phí mua gas.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.