| Hotline: 0983.970.780

Không hoang mang với bệnh viêm da nổi cục trâu, bò

Chủ Nhật 14/03/2021 , 18:29 (GMT+7)

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã có khuyến cáo người dân không nên hoang mang với bệnh VDNC, nhằm đảm bảo phát triển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò...

Cục Thú y nhận định: Nguy cơ dịch bệnh VDNC tiếp tục lây lan nhanh, ở phạm vi rộng là rất cao vì một số lý do.

Một số địa phương chưa triển khai quyết liệt, đồng bộ, xử lý dứt điểm và tiêu hủy gia súc khi mới xuất hiện dịch bệnh; các véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu, truyền bệnh…).

Chăn thả trâu, bò trên các cánh đồng, bãi chăn thả chung còn khá phổ biến. Nhu cầu vận chuyển, giết mổ trâu, bò gia tăng mạnh; thời tiết cực đoan. Điều kiện các hộ chăn nuôi, nhất là tại các tỉnh miền núi còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

Thời gian tới, thời tiết ấm dần lên, khiến các môi giới truyền bệnh VDNC trâu, bò như ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu, truyền bệnh… gia tăng. Vì vậy người chăn nuôi cần chú trọng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu diệt môi giới truyền bệnh. Ảnh: Tâm Phùng

Thời gian tới, thời tiết ấm dần lên, khiến các môi giới truyền bệnh VDNC trâu, bò như ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu, truyền bệnh… gia tăng. Vì vậy người chăn nuôi cần chú trọng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu diệt môi giới truyền bệnh. Ảnh: Tâm Phùng

Bên cạnh đó, do giá trị kinh tế của trâu, bò là khá cao, do đó đã có tình trạng người chăn nuôi ở một số địa phương bán chạy, giết mổ gia súc bệnh.

Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã cho phép nhập khẩu khẩn cấp 50 nghìn liều vacxin và triển khai tiêm phòng bệnh VDNC cho trâu bò tại nhiều địa phương, bước đầu đã khẳng định được hiệu quả phòng bệnh trên đàn trâu bò được tiêm phòng.

Mặc dù vậy, do việc thực hiện tiêm phòng thí điểm nên số lượng vacxin ít nên không triển khai được trên địa bàn rộng, số lượng trâu, bò được tiêm thấp so với tổng đàn tại các địa bàn có nguy cơ cao. Do vậy, dịch bệnh có nguy cơ tiếp tục phát sinh và lây lan.

Hiện Bộ NN-PTNT cũng đã cho phép tiếp tục nhập trên 01 triệu liều vắc xin VDNC để tiêm phòng diện rộng, đồng thời đề xuất Chính phủ cho phép nhập khẩu thêm lượng lớn vacxin phòng bệnh VDNC để tiến tới khống chế và thanh toán dịch bệnh này cho đàn trâu bò của nước ta trong thời gian tới.

Bộ NN-PTNT cũng đã có văn bản gửi Bộ KH-CN về việc bố trí nguồn lực và Đề tài cấp nhà nước nghiên cứu, sản xuất vacxin phòng bệnh VDNC trên trâu, bò...

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, VDNC là bệnh không lây sang người, đã có vacxin phòng bệnh, và có thể có các biện pháp để phòng bệnh, thanh toán bệnh.

Vì vậy, bên cạnh việc không được chủ quan, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, người dân không nên hoang mang với bệnh VDNC, nhằm đảm bảo phát triển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò...

Bên cạnh đó, người chăn nuôi không được bán chui, bán chạy, giết mổ, tiêu thụ trâu bò có biểu hiện bị mắc bệnh, báo ngay cho cơ quan chức năng và ngành thú y tại các địa phương để có biện pháp xử lí...

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.