| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông tiểu vùng sông Mê Kông hướng tới nông nghiệp bền vững

Thứ Năm 25/07/2024 , 16:26 (GMT+7)

QUẢNG NINH Ngày 24/7, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo Khuyến nông các tiểu vùng sông Mê Kông (MELA).

MELA (viết tắt của: The Mekong Extension Learning Allience) là Liên minh các tổ chức Khuyến nông tiểu vùng sông Mê Kông. Ảnh: Nguyễn Thành.

MELA (viết tắt của: The Mekong Extension Learning Allience) là Liên minh các tổ chức Khuyến nông tiểu vùng sông Mê Kông. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ngày 24/7/2024, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo Khuyến nông các tiểu vùng sông Mê Kông (MELA).

Tham dự hội thảo có 50 đại biểu đến từ các cơ quan khuyến nông, tổ chức xã hội, học giả, các tổ chức thanh niên thuộc 5 quốc gia dọc lưu vực sông Mê Kông gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

MELA là Liên minh các tổ chức Khuyến nông vùng sông Mê Kông được khởi xướng từ tháng 3 năm 2015 tại Hà Nội - Việt Nam, thành viên gồm các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar. MELA được thành lập nhằm giúp các thành viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tế tốt nhất trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn nông nghiệp, tiếp thị và phát triển nông thôn bền vững.

Tại hội thảo, các cơ quan khuyến nông, tổ chức xã hội, học giả đã tập trung thảo luận các vấn đề về biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp; nông nghiệp sinh thái; ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; kế hoạch hành động quốc gia của các nước thành viên; điều lệ, Ủy ban và kế hoạch của MELA trong thời gian tới.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thành.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hàng năm, các nước mang đến hội thảo MELA những kinh nghiệm quý báu nhất, những mô hình thành công nhất để chia sẻ cả về phương pháp lẫn kinh nghiệm thực tiễn, cùng hướng đến mục tiêu phục vụ cộng đồng.

Mục đích của hội thảo MELA là tạo diễn đàn để trao đổi các vấn đề về hoạt động khuyến nông cũng như các thông tin quan trọng khác về phát triển nông thôn ở khu vực Mê Kông nhằm xây dựng thêm chiến lược MELA, xây dựng kế hoạch hành động của MELA. Các bên cũng chia sẻ thông tin, kiến ​​thức và học hỏi kinh nghiệm cũng như thực tiễn tốt nhất về dịch vụ khuyến nông; tư vấn giữa các quốc gia và tổ chức trong khu vực Mê Kông liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Khuyến nông Việt Nam đang xây dựng chiến lược khuyến nông trình Chính phủ với mục tiêu “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”. Để đạt được điều đó, hệ thống khuyến nông Việt Nam đang đổi mới hoạt động theo hướng hiện đại, phục vụ nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Cán bộ khuyến nông các cấp đang được đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại, xứng đáng với khẩu hiệu “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu "tiếp cận hàng triệu người" của MELA.

"Tôi tin rằng sẽ có nhiều nỗ lực hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia thành viên MELA, của cộng đồng ASEAN để hỗ trợ, tiếp thêm sức mạnh cho cộng đồng nông thôn trước biến đổi khí hậu, tạo ra một khu vực nông thôn ASEAN thành công", ông Lê Quốc Thanh nhấn mạnh.

Hội thảo diễn ra trong 3 ngày (từ 24 – 26/7). Các thành viên sẽ chia sẻ thông tin về những phát triển mới nhất trong dịch vụ tư vấn khuyến nông nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách nhất cho nông dân sản xuất nhỏ, đặc biệt là sinh thái nông nghiệp, biến đổi khí hậu và số hoá, đồng thời tăng cường hơn nữa vài trò của Ban Thư ký MELA và các thành viên để phát triển các chương trình của MELA trong thời gian tới.

Xem thêm
Nuôi heo và chim công, lối đi khác biệt né rủi ro thị trường

CẦN THƠ Kết hợp giữa nuôi heo và chim công giúp anh Toản đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, tránh được rủi ro từ biến động thị trường.

Cách ly để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

SƠN LA Cách ly vẫn phổ biến tại một số trang trại ở tỉnh Sơn La trong công tác chống dịch tả lợn Châu Phi, với bối cảnh còn nhiều nỗi lo về vacxin.

Gia Lai định hướng phát triển cà phê đến năm 2030

Gia Lai đang đẩy mạnh sản xuất cà phê gắn với chế biến sâu nhằm tăng lượng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn, hướng đến thị trường xuất khẩu bền vững.

Tiến tới nông thôn số - nông dân số

Bộ NN-PTNT đã và đang có nhiều chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh lấy người dân làm trung tâm.

Bình luận mới nhất