| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Việt Nam: Cả hệ thống chuyển mình

Thứ Năm 23/03/2023 , 06:45 (GMT+7)

Hoạt động khuyến nông đã hòa chung với dòng chảy chuyển đổi nền nông nghiệp từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế đi đôi với môi trường...

ha-giang-can-duy-tri-he-thong-khuyen-nong-xuyen-suot-den-thon-ban-234552_807

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thăm mô hình trồng cỏ và ủ chua làm thức ăn qua mùa đông cho gia súc tại Hà Giang. Ảnh: Tùng Đinh.

Thay đổi tư duy sản xuất cho nông dân

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), năm 2022, cùng với toàn ngành NN-PTNT, hoạt động khuyến nông đã triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tác động trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản.

Bài liên quan

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) được Bộ NN-PTNT giao quản lý 162 dự án khuyến nông trung ương. Theo đó, Trung tâm đã hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án triển khai đảm bảo tiến độ, yêu cầu của dự án, kết quả thực hiện đạt 98,9% kế hoạch được phê duyệt và thuyết minh dự án.

Trong năm 2022, Trung tâm đã xây dựng 466 mô hình trình diễn, quy mô trên 4.000ha cây trồng các loại; 20.320 con gia súc, gia cầm; 138ha và 8.473m3 mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; lắp đặt hệ thống hầm bảo quản, nhật ký điện tử cho 24 tàu cá khai thác hải sản xa bờ; ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa với quy mô trên 400ha; trên 12.500 hộ tham gia xây dựng mô hình, trên 28.800 lượt người được tập huấn kỹ thuật, 25.000 lượt người tham gia các hội nghị sơ kết, tổng kết, tham quan nhân rộng mô hình.

z3770063933947_234fef89102d75c2b836d24c91769b81

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được Bộ NN-PTNT giao quản lý 162 dự án khuyến nông trung ương. Ảnh: TL.

Trung tâm KNQG cho biết, cơ cấu dự án và kinh phí giữa các lĩnh vực, địa phương; giữa các thành phần, tổ chức chủ trì, tham gia và người hưởng lợi cũng như mục tiêu của dự án đã được điều chỉnh phù hợp, đúng định hướng, có trọng tâm nhằm phát huy nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư; chuyển đổi nền nông nghiệp từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế đi đôi với môi trường.

Các dự án khuyến nông trung ương đã tập trung cho một số đối tượng cây, con chủ lực, vùng trọng điểm và sản xuất hàng hóa nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của ngành, theo hướng tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông nghiệp; tri thức hóa nông dân, chuyên nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng người nông dân chuyên nghiệp, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Các dự án khuyến nông cũng đã góp phần triển khai đề án xây dựng vùng nguyên liệu cũng như đào tạo, quảng bá hình thức, cách thức làm nông nghiệp cho nông dân, thực hiện chuyển đổi nhận thức, tư duy.

Dự án khuyến nông trung ương được triển khai theo hướng ưu tiên “phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”.

z3770063927768_4a2eed9d94a869a82adf931bccfb4cb1

Các mô hình, dự án khuyến nông được gắn chặt với các vùng sản xuất hàng hóa, theo định hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, bền vững. Ảnh: TL.

Ngoài ra, các dự án khuyến nông đã góp phần vào tăng giá trị của ngành, xây dựng vùng sản xuất hữu cơ, vùng sản xuất an toàn. Sản phẩm của dự án đều đảm bảo về chất lượng, về an toàn vệ sinh thực phẩm, theo các tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP… gắn với nhãn mác, thương hiệu, bao bì, giúp tăng giá trị, nâng cao hiệu quả, điển hình như dự án chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ, sản xuất rau chứng nhận VietGAP, sản xuất lúa bản địa phục vụ phát triển OCOP tại miền núi phía Bắc; mô hình khuyến nông gắn với xây dựng các mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, liên kết sản xuất giữa HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân...

Các mô hình trình diễn đã khẳng định và chứng minh được tính hiệu quả, ưu việt khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm, đã thuyết phục được bà con nông dân, doanh nghiệp tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình ra sản xuất đại trà. Đặc biệt, các mô hình đã gắn với cấp mã số vùng trồng cho một số loài cây như chanh leo, bơ, sầu riêng.., góp phần nâng cao giá trị cho vùng nguyên liệu.

Các dự án ngoài tác động tích cực đến môi trường, xã hội, còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, hầu hết đều trên 10% so với sản xuất đại trà, quy mô dự án được nhân rộng từ 20% trở lên.

khuyen-nong

Các dự án khuyến nông trung ương giúp chuyển đổi nền nông nghiệp từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế đi đôi với môi trường. Ảnh: TL.

Các dự án khuyến nông đã dần khắc phục sự dàn trải, manh mún, gắn với cây, con chủ lực, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu như mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, phát triển nghề nuôi cá tra và nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở khu vực ĐBSCL... góp phần vào thắng lợi chung của lĩnh vực thủy sản.

Dịch chuyển mạnh sang hợp tác công tư

Nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, năm 2022, Trung tâm KNQG đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Hiệp hội nông nghiệp Đức (DLG) đã tổ chức sự kiện quốc tế AGRITECHNICA ASIA Live 2022 với chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững” (từ ngày 24 - 26/8/2022 tại TP Cần Thơ).

Đây là sự kiện quốc tế trọng điểm mang dấu ấn của ngành NN-PTNT trong năm 2022 nhằm thúc đẩy canh tác nông nghiệp bền vững thông qua ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, hiện đại, gồm các hoạt động: Trình diễn mô hình, máy móc thiết bị trên đồng ruộng tại Viện Lúa ĐBSCL; trưng bày, triển lãm công nghệ, máy móc nông nghiệp, thiết bị cơ giới hóa hiện đại và các sản phẩm OCOP với 12 gian hàng triển lãm quốc tế, 46 gian hàng triển lãm trong nước tham gia sự kiện; tổ chức các hội thảo quốc tế và hội thảo chuyên đề, lễ ký kết hợp tác...

anh-2-101652_735

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tham dự sự kiện quốc tế AGRITECHNICA ASIA Live 2022 với chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cũng trong năm 2022, Trung tâm KNQG được Bộ NN-PTNT giao chủ trì thực hiện dự án từ nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức JICA với kinh phí 3 triệu USD, triển khai từ năm 2022 - 2026 tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định và Sơn La với các hoạt động chính là tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống khuyến nông, HTX, các bên liên quan trong chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững cây trồng an toàn tại các vùng dự án.

Năm 2022, Trung tâm đã thành lập Ban quản lý dự án cấp trung ương và địa phương, ban hành vị trí việc làm, quy chế làm việc của Ban quản lý; xây dựng kế hoạch và phối hợp với nhóm chuyên gia JICA tổ chức các hoạt động của dự án (khảo sát online, hội thảo khởi động dự án như hội thảo định hướng cho các HTX mục tiêu, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và lập kế hoạch triển khai dự án, tổ chức 2 lớp tập huấn ToT về marketing và sản xuất/quản lý HTX; tổ chức thành công đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm về thúc đẩy cây trồng an toàn tại Nhật Bản với sự tham gia của 18 đại biểu.

147211_75432

Hoạt động đào tạo, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật của khuyến nông ngày càng đi vào chiều sâu, gắn với nhu cầu thực tiễn của nông dân. Ảnh: TL.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động khuyến nông, trong năm 2022, Trung tâm KNQG đã phối hợp với một số tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước như FAO, DLG, HSI, Tổng Công ty Phân bón Bình Điền, Công ty Bayer Việt Nam, Diễn đàn cà phê toàn cầu GCP, Công ty TNHH Grobest, Syngenta… hợp tác triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường năng lực, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ khuyến nông các cấp; bồi dưỡng, tập huấn và hỗ trợ xây dựng mô hình gắn với phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xóa đóa giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Theo Trung tâm KNQG, trong năm 2022, nhiều yếu tố đã ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến sản xuất như nguồn cung, cầu của thị trường nông sản không ổn định, tình trạng sản xuất không theo quy hoạch dẫn đến hiện tượng nông sản dư thừa, giá nông sản không ổn định, giá vật tư, phân bón, xăng dầu tăng cao… nên việc triển khai các hoạt động khuyến nông gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, theo quy định, các hợp đồng, nhiệm vụ khuyến nông chỉ được ứng 50% kinh phí, thực hiện quy định Luật Đấu thầu, mua giống, thiết bị qua mạng…, do đó các đơn vị của Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai vì hầu hết đều là đơn vị sự nghiệp, không có kinh phí ứng trước, không chuyên sâu về mua sắm để thực hiện.

Ngoài ra, hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp vẫn đang trong thời gian ổn định, sắp xếp lại tổ chức, vì vậy tác động đến việc phối hợp triển khai các hoạt động khuyến nông.

Xem thêm
Nuôi ngựa bạch dưới tán rừng

Chăn nuôi ngựa bạch theo hướng hàng hóa dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, nâng cao đời sống người dân.

Khống chế được dịch bệnh, người chăn nuôi yên tâm tái đàn

Nhờ ngành chức năng Bình Định khống chế được dịch bệnh cộng giá heo tăng nên người chăn nuôi ở địa phương miền Trung này yên tâm tái đàn.

Vào mùa mưa, cây giống hút hàng, giá tăng 20 - 30%

BẾN TRE Đầu mùa mưa, do nhu cầu mua cây giống của nông dân tăng khá cao nên giá mặt hàng này cũng tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nghiên cứu hệ thống đo phát thải CO2 và CH4 từ cây lúa

CẦN THƠ EcoTraceTech - Hệ thống đo phát thải CO2, CH4 từ cây lúa là ý tưởng khởi nghiệp của nhóm sinh viên Đại học Cần Thơ.