| Hotline: 0983.970.780

Kịch bản chống biến đổi khí hậu của Nhật Bản

Thứ Năm 29/11/2018 , 10:30 (GMT+7)

Chính phủ Nhật Bản hôm qua đã chính thức phê chuẩn bản kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong nỗ lực nhằm chống lại những nguy cơ gây ra bởi sự nóng lên của Trái đất, bao gồm cả thiên tai và tác động đến sản xuất nông nghiệp...

Giống lúa chịu hạn Sai no Kizuna được trồng thực nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Saitama

Theo Japan Times, bản dự thảo kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu sửa đổi trước đó được soạn thảo năm 2015, nhằm tạo ra một cộng đồng xã hội có thể bắt kịp những thay đổi của khí hậu toàn cầu. Và kế hoạch mới vừa được Nội các thông qua sẽ chi tiết hơn các giải pháp cũng như quy định từng hạng mục công việc cụ thể sẽ được thực hiện bởi bộ hoặc cơ quan nào.

Các chuyên gia khí tượng cho rằng, những quốc gia đang phát triển dễ bị ảnh hưởng và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Vì vậy các chính phủ sẽ phải thiết lập một hành lang công việc để tận dụng sức mạnh công nghệ cũng như kiến ​​thức khoa học của Nhật Bản để dự báo những tác động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của cả cộng đồng chung tay thích ứng với những thay đổi. Tại Nhật Bản, chính phủ cũng sẽ thành lập một Ủy ban, trong đó Bộ trưởng Môi trường được phân công làm phụ trách, và dự kiến Ủy ban Chống biến đổi khí hậu ​​sẽ có cuộc họp đầu tiên vào ngày 3 tháng 12 tới .

Trước khi thông qua Luật Thích ứng biến đổi khí hậu, chính phủ Nhật Bản cũng như các địa phương vẫn triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp. Cụ thể tiếp tục nghiên cứu, thực hiện các giải pháp dựa trên những hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu như lượng mưa kỷ lục và nhiệt độ cực đoan. Tại thành phố Uwajima, tỉnh Ehime, nơi vừa bị ảnh hưởng nặng nề do chuồi đất sau mưa lớn hồi Bảy. "Trong những năm gần đây, tần suất hạn hán và mưa lớn đã liên tục gia tăng", ông Keiro Wada, Trưởng phòng Nông lâm nghiệp thành phố Uwajima cho biết.

Shinji Ninomiya, một nông dân trồng quýt 38 tuổi ở thành phố này cho hay, ông đã chứng kiến cánh đồng quýt rộng hàng trăm mét vuông của mình bị lũ cuốn trôi. Nạn lở đất cũng đã xảy ra 3 hoặc 4 lần trong vòng một thập kỷ vừa qua và phải mất tới 3 năm mới có thể ương cây giống để có thể sản xuất trở lại. Ông Ninomiya than thở: "Chúng tôi không thể ngăn điều đó xảy ra, bởi vì đồng ruộng của chúng tôi nằm ngay trên một sườn núi".

Trong một nỗ lực để ngăn ngừa những thiệt hại trong tương lai, chính quyền thành phố và các cấp hiện đang cân nhắc bản kế hoạch xây dựng một công viên nông nghiệp ở gần đỉnh núi, nơi có rất ít khả năng xảy ra lở đất. Chính quyền tỉnh Saitama đã nghiên cứu phát triển giống lúa mang tên Sai no Kizuna chất lượng cao có khả năng chống chịu nhiệt độ cao. Giống lúa này có đặc điểm sinh trưởng là cây ngắn hơn khoảng 15 cm so với giống Koshihikari nổi tiếng, khiến nó chống chịu tốt được bão gió.

Hiện nông dân trồng lúa đã có thể sản xuất giống Sai no Kizuna đại trà ngay cả khi ở điều kiện nhiệt độ cao. Nhà khoa học Makoto Arakawa, 49 tuổi, thuộc Trung tâm nghiên cứu công nghệ nông nghiệp Saitama cho biết: “Bằng cách tiếp tục chỉnh sửa bộ gen lúa, chúng tôi hy vọng sẽ phát triển giống cây trồng không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Ngoài ra việc phát triển các giống chịu nhiệt, Bộ Nông Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản cũng đang kiểm tra khả năng giữ nước của đồng ruộng, như là giải pháp để đối phó với mưa lớn. "Nếu chúng ta xác định được lượng nước có thể giữ lại trong đất, thì hiện tượng ngập úng có thể bị đẩy lùi và giảm tổn thất cho nông dân cũng như các khu vực liên quan", một quan chức Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản cho hay.

Vị này cũng tiêt lộ, hiện Bộ này cũng đang nghiên cứu làm sao để tăng các lớp đất bề mặt, nhăm ngăn chặn màu mỡ khỏi bị cuốn trôi bởi mưa lớn.

Theo một báo cáo đặc biệt của Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc (IPCC) công bố hồi tháng 10 cho biết, nhiệt độ trung bình của thế giới đã tăng khoảng 1 độ C so với thời tiền Cách mạng Công nghiệp. Và nếu sự nóng lên của Trái đất vẫn tiếp tục thì con số này có thể tăng thêm 1,5 độ C trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến năm  2052. IPCC cũng đã liệt kê những ảnh hưởng có thể xảy ra của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu dựa trên sự gia tăng nhiệt độ. "Điều quan trọng là phải thực hiện các giải pháp đã được nghiên cứu thận trọng và chi tiết từ các mô hình, dạng thức thời tiết như lượng mưa và biến động nhiệt độ để đối phó", giáo sư Takeshi Mizuguchi, chuyên gia biến đổi khí hậu, thuộc Đại học Kinh tế Takasaki khẳng định.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm