| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Kiên Giang đa dạng hóa các hoạt động

Thứ Sáu 29/12/2017 , 10:18 (GMT+7)

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã triển khai, thực hiện 11 chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Đó là thông tin được ThS. Đặng Khánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ 2018 của đơn vị, tổ chức sáng 29/12, tại TP Rạch Giá. Tham dự có các nông dân tiêu biểu, tham gia xây dựng mô hình, các đơn vị doanh nghiệp đối tác…

Các hoạt động khuyến nông tiêu biểu gồm tăng cường thông tin tuyên truyền, tập huấn; chương trình cây lúa; rau màu; cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển chăn nuôi; cơ giới hóa  và bảo vệ môi trường; nuôi thủy, hải sản đặc sản, giá trị kinh tế cao; cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và thích ứng biến đổi khí hậu; chuyển giao khoa học kỹ thuật xây dựng xã nông thôn mới… Nguồn kinh phí hoạt động rất da dạng, gồm kinh phí ngân sách của tỉnh, Khuyến nông Quốc gia, Khuyến nông địa phương, kinh phí hợp tác. Trong đó, nguồn hỗ trợ, hợp tác với các đơn vị chiếm trên 50%.

Theo đánh giá, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như: trồng rau thủy canh trong nhà màng, tưới nhỏ giọt trên vườn cây ăn trái, nuôi vịt biển, nuôi cá trê vàng trên ruộng lúa, nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nuôi tôm càng xanh trên vùng đất chuyển đổi… với thu nhập hàng triệu đồng/ha.

Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà màng
Mô hình nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu
Mô hình tưới tiết kiệm trên rau màu

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...