| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Đổi mới hoạt động khuyến nông gia tăng dịch vụ phục vụ nông dân

Thứ Sáu 30/12/2022 , 10:55 (GMT+7)

Kiên Giang Đổi mới hoạt động khuyến nông, bên cạnh xây dựng các mô hình, chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông Kiên Giang đã gia tăng dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho nhà nông.  

Sáng 30/12, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác hoạt động khuyến nông năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Năm 2022, trung tâm đã đổi mới sáng tạo, mở rộng các hoạt động dịch vụ, gắn kết, liên kết doanh nghiệp với tổ chức nông dân.

Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết công tác khuyến nông Kiên Giang năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết công tác khuyến nông Kiên Giang năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, công tác khuyến nông năm 2022 trên địa bàn tỉnh gặt hái nhiều thành công, giúp gia tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nhà nông. Bên cạnh thực hiện dự án khuyến nông địa phương, khuyến nông quốc gia, Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh thực hiện các chương trình, dự án, đề tài khoa học từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, đã triển khai thực hiện 33 chương trình, dự án, đề tài với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng, trong chương trình hợp tác, dịch vụ là 10,7 tỷ đồng.

Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, năm 2022 trung tâm đã đổi mới sáng tạo, mở rộng các hoạt động dịch vụ, gắn kết, liên kết doanh nghiệp với tổ chức nông dân, giúp công tác khuyến nông gặt hái nhiều thành công. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, năm 2022 trung tâm đã đổi mới sáng tạo, mở rộng các hoạt động dịch vụ, gắn kết, liên kết doanh nghiệp với tổ chức nông dân, giúp công tác khuyến nông gặt hái nhiều thành công. Ảnh: Trung Chánh.

Các mô hình khuyến nông năm 2022 triển khai đúng theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phù hợp với nhu cầu nông dân, được nông dân nhiệt tình tham gia nên các chương trình, dự án đều hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Các dự án điển hình như sản xuất lúa đã xây dựng hàng trăm cánh đồng lớn liên kết tiêu thụ, canh tác lúa hữu cơ, sản xuất lúa giống. Mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL – phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện. Phối hợp với Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (GIC) thực hiện mô hình canh tác lúa hữu cơ, canh tác lúa bền vững trên nền lúa 2, 3 vụ/năm, lúa - tôm…

Sản xuất rau màu luân canh trên nền đất lúa, trồng rau công nghệ cao trong nhà lưới, trồng cây ăn trái gắn với cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu… Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng thức ăn thảo dược trong chăn nuôi, góp phần phòng chống dịch bệnh. Nuôi thủy đặc sản nước ngọt, nuôi thủy sản mặn lợ ven biển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong nuôi biển.

Theo ông Nguyễn Văn Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang để gia tăng dịch vụ, đơn vị đã làm cầu nối ký kết hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào, liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp, như: Công ty TNHH Nguyễn Kim Cương, Công ty Cỏ May, HTX Nông nghiệp hữu cơ Rạch Giá, Công ty CP Giống cây trồng miền Nam, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang…

Kiên Giang tập trung đổi mới hoạt động khuyến nông, triển khai các mô hình trình diễn, dự án, kết hợp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đã nâng cao kỹ thuật sản xuất và dần chuyển biến về tư duy sản xuất cho nhà nông, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang tập trung đổi mới hoạt động khuyến nông, triển khai các mô hình trình diễn, dự án, kết hợp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đã nâng cao kỹ thuật sản xuất và dần chuyển biến về tư duy sản xuất cho nhà nông, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Tại hội nghị, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã trao giấy khen của Sở NN-PTNT tỉnh cho 6 doanh nghiệp và 30 nông dân đã tích cực tham gia các chương trình, dự án, hoạt động khuyến nông, góp phần đẩy mạnh liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị nông sản. Đồng thời, các doanh nghiệp đã tặng quà cho bà con nông dân đã đồng hành, thực hiện các mô hình liên kết sản suất, tiêu thụ nông sản hiệu quả.

“Qua công tác triển khai các mô hình trình diễn, dự án, kết hợp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đã nâng cao kỹ thuật sản xuất cho người nông dân và dần chuyển biến về tư duy sản xuất, không chạy theo năng suất, mà sản xuất phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tiến tơi xây dựng thương hiệu nông sản địa phương”, ông Nguyễn Văn Hiển đánh giá.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

Xuất hiện ổ dịch chó dại mới ở Long Thành

ĐỒNG NAI Tại huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa xuất hiện thêm một ổ dịch chó dại mới.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.