| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Số 1 cả nước về diện tích và sản lượng lúa

Thứ Năm 01/07/2010 , 12:54 (GMT+7)

Kiên Giang là một trong những tỉnh lúa trọng điểm của ĐBSCL và là tỉnh đầu tiên trên cả nước mạnh dạn thí điểm xây dựng mô hình Tổ Kinh tế kỹ thuật (KTKT) nông nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực...

Kiên Giang là một trong những tỉnh lúa trọng điểm của ĐBSCL và là tỉnh đầu tiên trên cả nước mạnh dạn thí điểm xây dựng mô hình Tổ Kinh tế kỹ thuật (KTKT) nông nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực. NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang, xung quanh vấn đề này.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã có những bước phát triển vượt trội. Theo ông đâu là yếu tố quyết định tạo nên thành công này?

Yếu tố quyết định để ngành nông Kiên Giang phát triển mạnh trong thời gian qua chính là sự đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình Chính phủ xây dựng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có những công trình trọng điểm như: chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau, hệ thống các công trình thoát lũ ra Biển Tây. Từ đó đã giúp diện tích cũng như năng suất lúa của tỉnh liên tục tăng. Đặc biệt, nhờ thoát lũ kết hợp rửa phèn hiệu quả đã đưa hàng trăm ngàn ha đất hoang hóa ở vùng TGLX vào sản xuất lúa 2 vụ ăn chắc.

Nếu như năm 1990, diện tích gieo sạ lúa toàn tỉnh chỉ khoảng 272 ngàn ha thì đến năm 2008 đã tăng lên gấp hơn 2 lần, đạt trên 609 ngàn ha. Năng suất lúa cũng tăng từ 3,17 tấn/ha (năm 1990) lên 5,56 tấn/ha (năm 2008). Hiện nay, Kiên Giang không chỉ dẫn đầu cả nước về diện tích sản xuất lúa mà cả về mặt sản lượng. Kết thúc năm 2009, tổng sản lượng lương thực của Kiên Giang ước đạt trên 3,4 triệu tấn. Riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 2 triệu tấn lúa.

Trong việc gia tăng sản lượng lúa, yếu tố KHKT đứng ở vị trí nào?

Việc đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi không chỉ giúp ngành nông nghiệp phát triển nhanh mà bền vững hơn. Hiện một số huyện trong tỉnh đã xây dựng thành công cánh đồng 50 triệu/ha.

 Là tỉnh đầu tiên trên cả nước mạnh dạn thí điểm mô hình tổ KTKT nông nghiệp, ông có thể chia sẻ cách làm và hiệu quả của mô hình này?

Xác định kinh tế nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh, năm 2005 Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Tổ KTKT nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Mục đích nhằm đưa cán bộ khuyến nông về cơ sở, đẩy nhanh quá trình chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân. Theo đó, mỗi tổ được bố trí 3 cán bộ thuộc các lĩnh vực chuyên môn trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Những cán bộ này phải có trình độ chuyên môn thấp nhất là từ trung cấp trở lên và phải biết vi tính trình độ A, nếu đại học thì phải có thêm chứng chỉ A ngoại ngữ. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 117 Tổ KTKT, phủ kín toàn bộ các xã, phường, thị trấn có SXNN.

Nhiều nơi cũng đưa cán bộ về nông thôn nhưng không thành công?

Kiên Giang làm bài bản và chắc chắn hơn. Bằng chứng là, mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là chuyển giao những tiến bộ sản xuất mới cho bà con nông dân, xây dựng các mô hình làm ăn hiệu qủa để nông dân học tập kinh nghiệm…Đồng thời, những cán bộ này còn là người trực tiếp cùng nông dân phát hiện sớm và khống chế kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó mà nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh không xảy ra các loại dịch bệnh lớn, góp phần bảo vệ mùa màng và giữ vững năng suất theo kế hoạch đề ra. Ngoài ra, tổ còn có nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền địa phương về tình hình SXNN trên địa bàn phụ trách.

Từ hiệu quả đạt được, đã có nhiều địa phương ĐBSCL đến tìm hiểu, học tập Kiên Giang.

Ông có thể so sánh lợi ích mà Tổ KTKT mang lại?

Để duy trì hoạt động của Tổ KTKT nông nghiệp, hàng năm tỉnh phải chi nguồn ngân sách khoảng 4 tỷ đồng (chủ yếu là tiền lương và sinh hoạt phí) và 2 tỷ đồng xây dựng các mô hình khuyến nông, cơ giới hóa nông nghiệp. Đây là số tiền không nhỏ, nhưng nếu so sánh thì hiệu quả mà mô hình này mang lại lớn hơn nhiều. Nhờ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn và tăng GDP của tỉnh.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất