| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm ứng phó ô nhiễm môi trường: [Bài II] Hơn 4 thập kỷ Nhật Bản chiến đấu với ô nhiễm môi trường

Thứ Sáu 10/01/2020 , 10:40 (GMT+7)

Nhật Bản bắt đầu phải giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ những năm 1970, khi mật độ bụi mịn trong không khí (PM2.5) chạm ngưỡng cao nguy hiểm xung quanh các thành phố lớn.

Vấn đề có thể bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hóa nhanh của Nhật thời Minh Trị thế kỷ 19.

Hơi nước bốc lên từ các nhà máy tại khu công nghiệp Keihin thuộc thành phố Kawasaki, Nhật Bản, hồi năm 2017. Ảnh: Reuters.

Than, gỗ và gas trở thành nguồn nhiên liệu chính đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia công nghệ tiên tiến nhất thế giới vào cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, đổi lại, chính phủ Nhật Bản lại nhắm mắt làm ngơ với tình trạng ô nhiễm không khí và chất thải tràn lan. Thay vào đó, họ tập trung vào nhu cầu của các doanh nghiệp, những bên đóng góp lớn cho các chiến dịch bầu cử, theo AZO Clean Tech.

Song vào năm 1968, Luật Cơ bản về Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường đã được kích hoạt, một phần vì sự bùng phát của các bệnh liên quan đến ô nhiễm, điển hình như bệnh Minamata do nhiễm độc thủy ngân hay bệnh hen suyễn Yokkaichi.

Từ đó đến nay, Nhật Bản đã tập trung vào các nỗ lực đối phó với ô nhiễm theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn thay đổi phương hướng chính sách, cho phép các chính quyền địa phương tự do thắt chặt những tiêu chuẩn vượt cả yêu cầu quốc gia; Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các công nghệ và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường; Hiện đại hóa các nhà máy sản xuất hay nhà máy điện cũ, kém hiệu quả; Đầu tư vào công nghệ kiểm soát môi trường, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với công cuộc giảm thiểu ô nhiễm không khí và rác thải là thuyết phục doanh nghiệp thích nghi. Luật Kiểm soát Ô nhiễm năm 1970 của Nhật đã đưa ra 14 quy định nhằm thúc đẩy thay đổi nhận thức về môi trường. Dù không thể giải quyết toàn bộ các vấn đề, đạo luật đánh dấu sự khởi đầu của Nhật trên hành trình chiến đấu với ô nhiễm.

Nhật Bản là nước đi đầu trong nhóm G7 về phát triển công nghệ năng lượng tái tạo và chống ô nhiễm môi trường. Những năm 1960, thành phố Kitakyushu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính của Nhật nhưng đi đôi với đó là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trải qua nhiều năm, hóa chất và những vật liệu sản xuất khác, bao gồm cả nhựa, đã làm nhiễm bẩn vùng vịnh, gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Khi người dân địa phương đặt biệt danh cho vùng vịnh là “biển chết”, cả chính quyền thành phố và quốc gia lúc này đều nhận ra rằng đã đến lúc phải thay đổi. Kitakyushu hiện là thành phố tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân, thành phố đã giảm lượng khí thải bồ hóng cùng các chất độc hại khác thông qua đầu tư vào công nghệ tái tạo. Các trang trại gió giờ đây mọc lên khắp nơi, giúp thành phố tân dụng được những luồng gió lớn xung quanh bờ biển. Dù vậy, một trong những cách hiệu quả nhất mà thành phố đã sử dụng để đối phó với ô nhiễm có lẽ nằm ở việc sử dụng năng lượng hydro.

Hợp tác với Hiệp hội Nghiên cứu Công nghệ Cung ứng và Sử dụng Hydro, chính quyền địa phương đã tạo nên cái gọi là “Thị trấn Hydro”. Là một phần trong “chiến lược hydro” của tỉnh Fukuoka, Thị trấn Hydro Kitakyushu hiện cung cấp điện hydro cho người dân và cả các khu công nghiệp, sử dụng pin nhiên liệu cấp năng lượng trực tiếp qua đường ống. Chiến lược trên thành công đến mức Kitakyushu hiện còn nhận trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ những nước khác, như Trung Quốc hay Campuchia trong việc tìm giải pháp khắc phục ô nhiễm.

Một trong những thành công lớn nhất là “Phép màu Phnom Penh”. Kitakyushu đã phối hợp với chính phủ Campuchia trong việc làm mới cơ sở hạ tầng nước của thành phố, xây dựng hệ thống lọc và cung cấp cho Phnom Penh nước uống sạch 24/7.

Công nhân phân loại rác thải nhựa để tái chế tại Trung tâm Tái chế Tài nguyên Tokyo. Ảnh: Reuters.

Giáo dục cũng là yếu tố quan trọng dẫn tới thành công. Kitakyushu đã đầu tư mạnh giáo dục công nhân, cộng đồng dân cư và các công ty về lợi ích cũng như ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng những công nghệ mới thân thiện với môi trường.

Kitakyushu không đơn độc trong nỗ lực mang đến công nghệ chống ô nhiễm. Thành phố Kawasaki đã xây dựng nhà máy điện Mặt trời lớn nhất Nhật Bản ngay trên một bãi rác công nghiệp gần sân bay Haneda Tokyo, làm thay đổi toàn bộ khu vực và biến tái chế rác thải thành ngành công nghiệp sinh lời.

Nhà máy điện Ukishima rộng 11 hecta có 37.926 tấm pin năng lượng. Vì vị trí cách xa khu tập trung nhà cao tầng, nó có thể tận dụng triệt để ánh sáng Mặt trời. Thành phố Kawasaki còn hợp tác với công ty tư nhân Tepco vận hành một nhà máy điện Mặt trời trên đảo nhân tạo Ogishima. Tổng cộng, hai nhà máy điện Mặt trời tạo ra 20.000 kilowatt điện cho Tokyo, đồng thời là yếu tố chính giúp làm sạch không khí thủ đô Nhật Bản thông qua việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm