| Hotline: 0983.970.780

Kỹ nghệ “hầm heo” thành vàng ròng

Thứ Sáu 27/11/2009 , 14:30 (GMT+7)

Sau khi “heo vàng” được bắt về nhà, tập trung đủ lượng lớn, lúc đó người thợ bắt đầu công việc chắt lọc vàng, dân trong nghề gọi là “hầm heo”. Người ta hầm heo theo kiểu luyện kim, hoặc hầm theo kiểu cho phản ứng với các chất hóa học.

Sau khi “heo vàng” được bắt về nhà, tập trung đủ lượng lớn, lúc đó người thợ bắt đầu công việc chắt lọc vàng, dân trong nghề gọi là “hầm heo”. Người ta hầm heo theo kiểu luyện kim, hoặc hầm theo kiểu cho phản ứng với các chất hóa học. Cái nghề thường tiếp xúc với những chất hóa học có hại cho sức khỏe, cùng với rủi ro trong công việc, không ít thợ săn tử...vì nghiệp.

>> Nghề bắt “heo vàng”

Hơn một tuần rong ruổi đến các cơ sở gia công kim hoàn, cuối cùng "con heo" cũng đã lớn, thầy Quang quyết định "hầm". Tại TP Huế, thầy là người duy nhất trong nghề này "hầm" bằng cách phản ứng với các chất hóa học.

Hai tiếng thành vàng ròng

Hơn 10 "con heo” giờ đã “ngủ” một lớp dày ở dưới đáy chậu. Hiền dùng vợt lưới vớt những thứ như mẩu tàn thuốc, giẻ lau, bao nilông… bỏ ra một bên. Sau đó, nhẹ nhàng đổ bớt lớp nước cho tới khi trơ đáy. Tất cả  ược đổ vào một cái nồi đất cùng mấy thứ vừa vớt ra để bắt đầu “hầm”. Công đoạn sơ chế nhằm loại bỏ tạp chất ban đầu chỉ nấu bằng than đá, chưa cần bỏ hóa chất. “Con heo” được nấu chảy nước ra màu xanh, Hiền đổ bỏ nước ở trên, giữ lại lớp hợp chất đóng ở dưới đáy nồi.

Tới công đoạn quan trọng, hỗn hợp được trộn lẫn với dung dịch axit Clohidric (HCl) và axit Nỉtric (HNO3) (tỉ lệ 2 HCl, 1 HNO3) vào nồi đất. Sau đó “hầm heo” bằng lửa của ngọn đèn hàn cháy bằng xăng có nhiệt độ cao. Hỗn hợp sẽ chảy ra thành nước, trong đó màu vàng nằm ở phía dưới. Còn màu của các chất như sắt, đồng, nhôm… nổi lên trên. Để “cô” vàng thành cục, hỗn hợp nước sẽ được bỏ vào một số chất hóa học như Natrisunfat… để tạo kết tủa có màu đỏ gạch dưới đáy. Công đoạn cuối cùng, hỗn hợp được nung chảy ở nhiệt độ 2.000 độ C bằng ngọn đèn hàn, có trộn lẫn một ít hàn the cho dễ cháy. Lớp nước trên bề mặt sẽ bốc hơi, còn chất kết tủa (vàng) do nhiệt độ cao đã chảy thành nước. Lúc này, chỉ cần đổ ra khuôn là “heo vàng” biến thành vàng nguyên chất. Sau hơn hai giờ đồng hồ, thầy Quang đã “hầm” xong.

Còn “hầm” theo kiểu luyện kim, tạp chất sẽ cho trộn chung với bột sô-đa, hàn the (cho dễ cháy) trong một cái nồi đất và được nấu bằng bếp dầu hoặc than đá. Khi hỗn hợp chảy lỏng sền sệt, thợ hầm bỏ vào chì thỏi (tuỳ “heo” to hay nhỏ) và nâng dần nhiệt độ nung lên trong thời gian 2 - 3 tiếng. Khi nhiệt độ đạt khoảng 3.000 độ C thì ngưng lửa và giữ nguyên từ 1,5 - 2 tiếng nữa. Giai đoạn này vàng sẽ bám vào chỉ, còn các tạp chất khác chảy ra thành nước. Chờ nguội, thợ hầm đập nồi, lấy ra cục chì. Để tách vàng, thợ hầm bỏ cục chì vào nồi đất và dùng lửa đốt, chì sẽ nóng chảy ở nhiệt độ thấp và bốc hơi, để lại cục vàng nguyên chất 9999.

Nghề rủi ro

Thầy Quang ước tính, số vàng sau khi “hầm” trên dưới một 1,5 lượng. Thầy lẩm bẩm: “Chừng này vàng lấy từ 10 “con heo”, mua gần 13 triệu. Trừ chi phí ra, chuyến này xem như có lãi”.

Thầy Quang học tới lớp 9 thì nghỉ học, xin đi học thợ kim hoàn, học xong nghề thầy lại xin đi học lại cấp 3. Tốt nghiệp, thầy ra Huế thi vào ngành hoá học, ĐH Huế. Hai năm đèn sách, nhưng lần thi nào thầy cũng thiếu vài điểm. Dẹp chuyện học hành, thầy quay lại làm thợ kim hoàn ở TP Huế. Mấy năm trong nghề, thấy nhiều tay thợ mua “heo vàng” cứ đến ngày lại vác đồ nghề tới “bắt heo”. Tìm hiểu thấy nghề này làm ăn được, thầy Quang mày mò học nghề. Gần 6 năm trở lại đây, ngoài làm chủ một cơ sở gia công kim hoàn trên đường Đặng Tất, thầy Quang còn bao trọn bắt “heo vàng” ở Huế. Nhưng để đạt được cấp độ “phù thuỷ” trong giới, thầy Quang đã  trải qua nhiều lần thất bại, có lúc cụt hết vốn liếng.

Thầy Quang kể, lần đầu vác đồ nghề đi tìm mua “heo vàng”, thấy tiệm vàng có rất nhiều thợ gia công, nhận định “con heo” lớn nên mua với giá 5 triệu. Sau gần một ngày hì hục lau chùi, thu gom ở phòng, hầm nước thải, và trải qua công đoạn “hầm heo”, thầy Quang chỉ thu về 2 chỉ vàng, thời đó vàng chưa tới 1 triệu đồng/chỉ nên thầy Quang lỗ nặng.

Lần khác, khi mới tập “hầm heo” theo cách phản ứng hóa chất, kinh nghiệm chưa có, chỉ thông qua lý thuyết học hoá từ lúc còn học sinh. Thế là mẻ  đầu tiên, do các chất hoá học bỏ không đúng công thức, “con heo” cô lại thành một cục đặc sệt, tạp chất không khử được. Thầy Quang phải cầu cứu một “phù thuỷ” trong nghề với giá cao. Tính ra chi phí, “con heo” thầy Quang mua đợt đó lỗ to. Thầy Quang chua chát: “Phải quen nghề, có con mắt phán đoán. Có tính cần cù, chịu khó, không sợ bẩn mới làm được cái nghề này”.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm, khi “hầm heo” người thợ phải thường xuyên ngửi mùi nồng nặc, khói hơi hoá chất, vì vậy, không ít thợ săn “heo vàng” theo nghề chẳng được bao lâu đã quay quắt, ngã bệnh, trong đó đại đa số là bệnh liên quan đến phổi.

“Phù thủy” Hoàng ở đường Nguyễn Văn Linh (TP Huế) giờ đã giải nghệ sau hơn 10 năm hành nghề. Ông vốn rất giỏi nghề, nhiều đệ tử theo học. Nhưng một cú vấp lớn khi ông thực hiện một vụ ở Đà Nẵng làm ông sạt nghiệp. Tại tiệm vàng ông bắt “heo” rất lớn, nằm ở quận Hải Châu, có gần 20 thợ làm mỗi ngày, giá thầu khoán mỗi tháng 30 triệu đồng, ông trả trước một năm. Nhưng ông chỉ tới bắt được một lần thì chủ tiệm vàng bể vốn, tiệm vàng đóng cửa, nhà bị ngân hàng niêm phong. Mọi vốn liếng ông có đều mất vì không đòi lại được, thế là ông đành giải nghệ. Ông tâm sự: “Nghề này ngoài cái tài cần phải có mối quan hệ, biết cách nhìn người nữa”.

Trong quá trình “hầm heo”, chất hóa học phản ứng tạo ra mùi không khí nồng nặc, xộc vào mũi. Tôi dùng hai cái khẩu trang nhưng không tài nào ngửi nổi, thế nhưng đối với thầy Quang và những người trong nghề thì đã quen mùi nên mặc kệ, xem như bình thường.

Giới bắt “heo vàng” tại TP Huế, ai cũng tiếc cho “phù thủy” tên Cường ở đường Chi Lăng, vì ông mắc căn bệnh lao phổi, phải giải nghệ. Giới trong nghề này biết rất rõ căn nguyên của ông có dính dáng tới nghiệp. “Nghề này làm trong môi trường có phản ứng các chất hóa học, mình không biết phòng tránh thì bệnh tật dễ mắc lắm”, Giang- một đồng nghiệp lâu năm với “phù thủy” Cường chia sẻ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm