| Hotline: 0983.970.780

Kỷ niệm 45 năm thành lập Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2

Thứ Sáu 20/12/2019 , 09:16 (GMT+7)

Lịch sử xây dựng và phát triển của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 (Bộ NN-PTNT) gắn liền với những công trình thủy lợi trọng tâm quốc gia, của ngành thủy lợi và công cuộc xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.

Mang sứ mệnh to lớn

Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển theo nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của đất nước, Ban đã trải qua 4 lần đổi tên: Khởi đầu từ năm 1974 - 1985 là Ban Kiến thiết khu vực Quảng Ninh. Từ năm 1985-1995 là Ban Quản lý Xây dựng công trình Thủy lợi. Từ năm 1995-2007 là Ban Quản lý dự án Thủy lợi 403 và từ năm 2007 đến nay là Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 2.

16-33-54_nh-1
Tổng thể công trường thi công dự án hồ Bản Lải (Lạng Sơn).

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 có trụ sở tại số 85, đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ NN-PTNT, làm chủ đầu tư các dự án trong khu vực 13 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.

45 năm qua, gần một nửa thế kỷ là khoảng thời gian chưa dài nhưng đây cũng là khoảng thời gian đủ để khẳng định sự vững mạnh của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 qua chất lượng xây dựng các công trình.

Với việc đảm nhiệm quản lý đầu tư xây dựng 3 loại hình công trình chính là các hồ chứa nước, đập dâng, các trạm bơm tưới, tiêu công suất lớn, các cống tưới, tiêu ngăn mặn, giữ ngọt và hệ thống kênh mương xi phông thủy lợi,... phục vụ phòng chống thiên tai, cấp nước phát điện, bảo vệ tài nguyên nước, phục vụ sản xuất, sinh hoạt xây dựng quê hương đất nước. Theo từng giai đoạn, Ban đảm nhiệm các công trình thủy lợi phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, phòng chống thiên tai cấp bách của các địa phương.
 

Từ khi được thành lập năm 1974 đến nay, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 được giao quản lý, xây dựng hàng loạt công trình thủy lợi lớn như đập Đá Nhồng - Nhà máy nước Đồng Ho, Đập Đá Bạc – nhà máy nước Diễn Vọng, hồ Trúc Bài Sơn – nhà máy thủy điện Đường Hoa, hồ Tràng Vinh, hồ Yên Lập, hồ Đầm Hà Động (tỉnh Quảng Ninh); hồ Nặm Cắt (tỉnh Bắc Kạn); hồ Bản Lải (Lạng Sơn)…

Dựng xây những công trình thế kỷ

Điển hình như hồ Yên Lập (Quảng Ninh) với dung tích chứa lên đến 143 triệu mét khối nước, bao gồm đập chính, đập phụ, tràn xả lũ, cống lấy nước, đập sự cố, xi phông Sông Chanh, hệ thống kênh và công trình trên kênh.

Công trình này ngoài việc cung cấp nước tưới cho khoảng hơn 10.000 ha đất nông nghiệp, còn có chức năng điều hoà nguồn nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp.

Hồ Yên Lập là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất tại Việt Nam thời kỳ những năm 1970. Sau mấy chục năm đưa vào sử dụng, hồ đã được đầu tư nâng cấp, chất lượng công trình vẫn đảm bảo giữ nguyên hiện trạng.

Dự án hồ chứa nước Bản Lải thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn được Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 thực hiện khởi công vào tháng 10/2018 với tổng mức đầu tư xây dựng công trình gần 3 nghìn tỷ đồng.

Năm 2021, dự án hoàn thành sẽ giảm lũ chính vụ cho thành phố Lạng Sơn và vùng phụ cận, cấp nước tưới cho 2.045 ha đất canh tác; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 122.000 người; cấp nước cho công nghiệp với công suất trên 35.470m3/ngày đêm; xả nước đảm bảo dòng chảy môi trường hạ du trong mùa khô; kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát điện.

Trong những năm gần đây khi mà thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, vai trò của những hồ chứa nước càng trở nên quan trọng hơn.

16-33-54_nh-2
Cống Cầu Xe – một công trình thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải.

Bên cạnh đó, hàng năm, hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh phía Bắc cũng làm ảnh hướng đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh giáp biển. Chủ động tiêu nước từ trong đồng ra biển khi có mưa lớn gây ngập úng và giữ nước ngọt, chống xâm nhập mặn bảo vệ mùa màng và đời sống dân sinh vùng ven biển không thể thiếu hệ thống thủy lợi đê điều và các cống điều tiết nước.

Nhờ có 2 hệ thống thủy nông tưới tiêu Bắc Thái Bình và Nam Thái Bình mà chủ đạo là cống Trà Linh, Cống Lân do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 làm chủ đầu tư, tỉnh Thái Bình đã khắc phục được tình trạng độc canh 1 vụ, chiêm khê, mùa thối và đưa Thái Bình trở thành tỉnh đầu tiên ở miền Bắc đạt năng suất lúa 5 tấn/ha từ những năm 1965 và đến nay là những cánh đồng chuyên canh màu mỡ với giá trị từ 300-500 triệu/ha/năm. Sản xuất đạt giá trị kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đứng tốp đầu tiên trong cả nước.

Bên cạnh đó, Ban còn làm nhiều dự án cống tưới, tiêu, bồi đắp phù sa và giữ nước ngọt. Công trình sửa chữa, nâng cấp cống Cầu Xe thuộc hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã được Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 làm chủ đầu tư đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ tháng 2/2019, thay thế cho cống cũ đã xuống cấp.

Cùng với cống An Thổ, cống có nhiệm vụ tiêu cho gần 87.000 ha đất nông nghiệp thuộc thành phố Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Ngoài ngăn lũ, ngăn mặn, cống còn có vai trò tưới hỗ trợ và phát triển giao thông thủy nội địa. Công trình đưa vào vận hành sử dụng được đánh giá cao về chất lượng và tính thẩm mỹ.
 

Nhiều thành tích nổi bật

Để giảm nhẹ tác động của thiên tai, nhất là bão lũ đến sản xuất nông nghiệp, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 đã làm chủ đầu tư xây dựng hàng chục trạm bơm có công suất lớn như trạm bơm Kênh Vàng, Môn Quảng (Bắc Ninh), trạm bơm Mai Xá B, Như Quỳnh, Triều Dương, La Tiến (Hưng Yên), trạm bơm Thượng Đồng (Hải Phòng).

16-33-54_nh-3
Trạm bơm Thượng Đồng (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).

Người dân Yên Phong (Bắc Ninh) không thể nào quên cảnh trước những năm 2010 những cánh đồng lúa, cánh đồng rau màu của bà con sắp đến kỳ thu hoạch bỗng có một trận mưa trắng đồng, không có trạm bơm tiêu úng, bao công sức nhọc nhằn bỗng trắng tay.

Từ năm 2013 khi trạm bơm tiêu úng Vạn An đi vào vận hành tiêu úng cho gần 4.000ha đất nông nghiệp của huyện Yên Phong thì tình trạng này không còn, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và trong khu vực. Hiện nay việc vận hành hoạt động của trạm bơm rất an toàn và đạt hiệu quả cao.

45 năm gắn bó với các công trình, tập thể cán bộ Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 vẫn tiếp tục dựng xây các công trình và không ngừng sáng tạo, áp dụng khoa học- công nghệ tiến tiến để cùng các nhà thầu xây dựng các công trình phục vụ công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Ông Trần Văn Lăng (ảnh), Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2, chia sẻ: 45 năm qua tập thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Ban luôn đoàn kết, gắn bó với những công trình thủy lợi vĩ đại, được Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành ghi nhận, tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhì; hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ NN- PTNT ..…

45 năm xây dựng và phát triển, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 2 đã trưởng thành và thực sự là người chiến sỹ trên mặt trận xây dựng công trình phòng chống thiên tai, luôn trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ không ngừng phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm