| Hotline: 0983.970.780

Kỳ thi lịch sử

Thứ Năm 08/07/2021 , 06:18 (GMT+7)

Kỳ thi lịch sử hay kỳ thi mạo hiểm? Sao người ta cứ cầu cạnh thi cử và cầu cạnh điểm số theo cách chủ quan?

Mục Đồng lượn một vòng quanh xóm, rồi hốt hoảng chạy về thông báo: “Xung quanh nhà chúng ta có tất cả ba thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, cha ạ”. Tiều Phu đang nhóm bếp, ậm ừ: “Một kỳ thi trong không khí nước sôi lửa bỏng. Thí sinh cũng lo, mà phụ huynh cũng lo”.

Mục Đồng lập tức hào hứng như một nhà truyền tin đích thực: “Các bô lão trong xóm đều bảo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm nay là một kỳ thi lịch sử, vì đó là kỳ thi đặc biệt nhất trong lịch sử thi cử ở nước ta khi dịch bệnh lan rộng gần 40 tỉnh, thành và một số địa phương trở thành điểm nóng Covid-19. Thế nhưng, các bô lão đều không tán thành việc tổ chức thi, cha ạ”.

Tiều Phu suy nghĩ một lúc, rồi nói với Mục Đồng: “Tất cả thí sinh ở vùng dịch đều được xét nghiệm, song yếu tố rủi ro không thể lường hết. Một vị quan chức địa phương bảo rằng, việc phụ huynh lo lắng là đương nhiên nhưng trong điều kiện chống dịch như hiện nay thì hãy nhắn nhủ các phụ huynh cố gắng giãn cách. Gần 1 triệu thí sinh trên cả nước đồng loạt đi thi, kéo theo hàng vạn giám khảo và các lực lượng khác, muốn giãn cách cũng khó lắm”.

Mục Đồng ngạc nhiên: “Giãn cách thì người nọ xa người kia 1m hoặc 2m, chứ khó gì hở cha?”. Tiều Phu giải thích: “Thí sinh ngồi xa thí sinh trong phòng thi, còn ngoài phòng thi thì sao? Hơn nữa, kỳ thi tú tài không khác gì một lần cá vượt vũ môn, tâm trạng bồn chồn không thể tránh khỏi ở mỗi thí sinh và mỗi phụ huynh. Khi thí sinh ngồi thi trong phòng, thì phụ huynh ngồi chờ ngoài cổng trường, chứ có ai yên tâm bỏ mặc con cái một mình đối mặt với áp lực thi cử đâu. Dù có ý thức giãn cách, thì tập trung đông người cũng rất nguy hiểm”.

Mục Đồng đột ngột hỏi: “Nếu con cũng đi thi, thì cha phải làm sao?”. Tiều Phu nhìn con buồn bã: “Thì cũng đành chấp nhận chủ trương chung, nhưng băn khoăn lắm. Dịch bệnh cũng như thiên tai và chiến tranh, tại sao cứ phải cưỡng cầu tổ chức thi cử trong điều kiện không an toàn. Chả lẽ, cái học bạ 12 năm không có giá trị gì, mà phải thi cử mới có thể cấp bằng tú tài và xét tuyển vào đại học? Cha chỉ cầu mong cho mọi thứ hanh thông, đừng xảy ra điều gì đáng tiếc”.

Mục Đồng hạ giọng: “Đúng như cha tiên liệu. Ngay buổi thi đầu tiên thì ở tỉnh Phú Yên đã phải hủy bỏ 2 điểm thi với gần 800 thí sinh, do kết quả xét nghiệm của một số thí sinh nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2. Còn ở TP.HCM, một thí sinh nam tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn - quận 3 ngất xỉu, sau đó có kết quả test nhanh cũng dương tính với SARS-CoV-2”.

Tiều Phu không kìm nén được, ngẩng mặt lên trời, than thở: “Ôi trời ơi, kỳ thi lịch sử hay kỳ thi mạo hiểm? Sao người ta cứ cầu cạnh thi cử và cầu cạnh điểm số theo cách chủ quan như vậy?”.

Xem thêm
Tác giả Lê Vi Thủy đoạt giải nhất ‘Truyện ngắn Sông Hương’

Tác giả Lê Vi Thủy đến từ tỉnh Gia Lai được vinh danh ở vị trí cao nhất cuộc thi 'Truyện ngắn Sông Hương 2024’ vừa tổng kết, trao giải tại thành phố Huế.

Vào bán kết Cúp C1 nữ châu Á, TP Hồ Chí Minh nhận thưởng ‘khủng’

Chỉ riêng việc vào bán kết cúp C1 nữ châu Á 2024/2025 đã giúp CLB TP Hồ Chí Minh nhận khoản thưởng ‘khủng’, lên tới hơn 4 tỷ đồng.

Dàn nam thanh nữ tú tỏa sáng tại cuộc thi đại sứ THPT Chuyên Sư phạm

Không chỉ chăm chỉ trong học tập, học sinh Chuyên Sư phạm còn năng động trong các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là cuộc thi 'Đại sứ Chuyên Sư phạm'.

Điểm nhấn du lịch mới ở thành phố biển Hạ Long

QUẢNG NINH Lễ hội hoa anh đào Kỳ Thượng góp phần duy trì, phát huy giá trị văn hoá dân tộc, quảng bá, thu hút du khách, trở thành điểm nhấn du lịch mới ở Hạ Long.

Khai mạc triển lãm ảnh 'Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng'

Sáng 17/3, Vùng 4 Hải quân khai mạc triển lãm ảnh nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam.