| Hotline: 0983.970.780

Kỳ thú ba hiện tượng thiên văn của thế kỷ diễn ra cùng một khoảnh khắc

Thứ Năm 01/02/2018 , 08:36 (GMT+7)

Những người yêu thiên văn học vừa được chiêm ngưỡng một sự kiện thiên văn kỳ thú, khi cả ba hiện tượng “Trăng xanh”, “Siêu trăng” và “Trăng máu” lần đầu tiên hội tụ sau 150 năm.

Ba hiện tượng “Trăng xanh”, “Siêu trăng” và “Trăng máu” trên bầu trời Bắc Kinh, Trung Quốc

Theo các lý giải thiên văn học, Mặt Trăng thường quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày. Tháng 1/2018 có 31 ngày, trong đó ngày rằm tháng 11 Âm lịch rơi vào ngày 1/1, ngày rằm của tháng Chạp rơi vào ngày 31/1. Vì vậy, chúng ta có cơ hội được chứng kiến trăng tròn hai lần trong một tháng (hiện tượng “Trăng xanh”). Bên cạnh đó, Mặt Trăng đồng thời đi vào vùng tối của Trái Đất, khiến hiện tượng Nguyệt thực toàn phần diễn ra. Cùng thời điểm này, Mặt Trăng ở quỹ đạo rất gần Trái Đất, giúp chúng ta có thể quan sát hành tinh này ở kích thước lớn hơn so với thông thường (“Siêu trăng”).

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Siêu trăng sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn lúc đỉnh điểm thông thường. Trong khi đó, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ (“Trăng máu”) trong lúc diễn ra Nguyệt thực bởi ảnh hưởng từ lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu qua Trái Đất.

08-20-13_nh-2
Thời điểm diễn ra hiện tượng “Trăng máu” tại Bangalore, Ấn Độ

Giới khoa học cho biết cả ba hiện tượng Nguyệt thực, Trăng xanh và Siêu trăng đã cùng hội tụ trong 77 phút. Những địa điểm lý tưởng để quan sát bộ ba hiện tượng thiên văn lần này là các khu vực thuộc Tây Bắc châu Mỹ, Đông Á, Trung Á và châu Đại dương, trong khi người dân ở một số khu vực thuộc Nam Mỹ, Đông Bắc Mỹ, châu Phi và châu Âu sẽ không có cơ hội tham gia "bữa tiệc kỳ thú" này.

Theo Tạp chí Forbes, tỷ lệ để cả ba hiện tượng này cùng lúc diễn ra là 0,042% lần trăng rằm, nghĩa là 2.380 lần trăng tròn, tương đương khoảng 265 năm mới có một sự kiện như thế này.

“Siêu Trăng” trên bầu trời Canberra, Australia

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...