| Hotline: 0983.970.780

Lai Châu: Cho phép 'công nghệ' khai khoáng tận diệt môi sinh

Thứ Bảy 03/07/2021 , 08:16 (GMT+7)

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm được tỉnh Lai Châu ưu ái sử dụng “công nghệ” tận diệt môi sinh, không đăng kiểm để khai thác khoáng sản trên sông.

Công nghệ bổ sung khai thác khoáng sản là tàu cuốc được UBND tỉnh Lai Châu cho phép sử dụng. Ảnh cắt clip.

Công nghệ bổ sung khai thác khoáng sản là tàu cuốc được UBND tỉnh Lai Châu cho phép sử dụng. Ảnh cắt clip.

Ưu ái sử dụng tàu cuốc khai thác

Sau khi giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn, Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm (huyện Phong Thổ, Lai Châu) ngày 24/6/2021 được ông Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu ký gia hạn khai thác khoáng sản là cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tại sông Nậm Na đến ngày 16/5/2025. 

Trữ lượng công ty này được phép khai thác là 28,5 nghìn m3 khối cát bê tông, 12,2 nghìn m3 cát xây và 5,1 nghìn m3 sỏi nguyên khối.

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm chỉ được phép khai thác ở mức sâu 1,3 - 2,9m, đảm bảo công suất khai thác và các quy định khác tại quyết định cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 473/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của UBND tỉnh lai Châu.

Khu vực khai thác khoáng sản của công ty này dài khoảng 7km trên đoạn sông Nậm Na chạy dọc quốc lộ 12 thuộc địa phận xã Hoang Thèn và thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ, Lai Châu). 

Ghi nhận tại đây, Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm sử dụng máy móc thiết bị đổ đất đá lấn ra dòng sông, chặn ngang dòng chảy Nậm Na hết sức nguy hiểm đặc biệt khi mùa mưa bão sắp tới. Máy móc hoạt động ngày đến đêm cũng không có đèn cảnh báo mặc dù thiết bị ở giữa lòng sông, gây nguy cơ mất an toàn giao thông đường thuỷ cho các phương tiện thuỷ và người dân sử dụng tàu thuyền khi qua khu vực này.

Đặc biệt, Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm sử dụng hệ nổi không đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa để khai thác khoáng sản. 

Ông giám đốc công ty này cho rằng công nghệ này đã được UBND tỉnh Lai Châu "cho phép điều chỉnh bổ sung công nghệ khai thác thác khoáng sản" theo quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 11/1/2018.

Theo quyết định số 23, Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm được UBND tỉnh cho phép sử dụng 1 tàu cuốc để khai thác khoáng sản và quyết định này là bộ phận không thể tách rời kèm theo quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 (nêu trên).

Cũng theo quyết định 23 thì thiết kế cơ sở (bổ sung tàu cuốc) đã được Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu tham gia ý kiến tại công văn số 536/SXD-KT ngày 9/8/2016.

UBND tỉnh Lai Châu cũng nghiêm cấm việc sử dụng tàu cuốc hoặc bất kỳ phương tiện nào khác để khai thác trái phép vàng sa khoáng, nếu vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định. 

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm đắp đất đá, di chuyển giữa dòng sông khai thác khoáng sản. Ảnh cắt clip.

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm đắp đất đá, di chuyển giữa dòng sông khai thác khoáng sản. Ảnh cắt clip.

Khai khoáng tận diệt môi sinh

Có thể nói, việc sử dụng tàu cuốc trong khai thác khoáng sản đã bị nhiều tỉnh, thành ra văn bản cấm cách đây nhiều năm. 

Bởi tàu cuốc là hệ nổi, chắp vá không nằm trong hạng mục phương tiện thuỷ nào.

Ghi nhận tại khu vực khai thác của Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm, giữa sông là chiếc tàu cuốc đang được vận hành bởi một công nhân. Tàu cuốc được lợp mái tôn rách nát, mùi khói dầu xả ra cuộn vào không khí cùng với tiếng máy hoạt động ầm ĩ. Trên tàu, các chi tiết khung thép, phao nổi một phần xuống sông để gánh cả khối sắt là các máy móc chắp vá không theo một tiêu chuẩn nào, tất cả đều đã cũ kỹ.

Trên tàu cuốc này, hàng chục gầu múc cỡ 0,85-1m3/gầu liên tiếp, nối đuôi nhau cào cấu dưới xuống lòng sông để múc sỏi, lẫn đất đá, cát sau đó được đổ thẳng vào sàng lọc đục lỗ. 

Điều kỳ lạ, trên tàu cuốc này, chỉ có sàng lọc không có máng chảy chia cát và sỏi riêng rẽ để chuyển tải khoáng sản đã múc lên được từ lòng sông.

Dưới vòi xịt nước áp lực, tất cả được lọc qua sàng rồi… sỏi đi đằng sỏi, cát rơi đằng cát chảy thẳng xuống sông Nậm Na… hoàn toàn không phục vụ trực tiếp cho nhu cầu khai thác cát sỏi mà Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm đã xin cấp phép của UBND tỉnh Lai Châu. 

Việc hút cát chính của công ty này được đặt khéo léo bằng vòi hút mà một đầu đặt gá trên tàu cuốc, 1 đầu dẫn lên tận bờ. 

Tàu cuốc du nhập vào Việt Nam cách đây hàng chục năm, được sản xuất không theo một khuôn mẫu, tiêu chuẩn nào. Tàu cuốc được chắp vá từ đầu máy công suất lớn gắn kết với băng tải và các gầu múc…

Theo những người làm nghề khai thác cát sỏi, tàu cuốc sử dụng để đãi vàng sa khoáng là chính, việc khai thác cát, sỏi chỉ là phụ. Đây không phải công nghệ gì ghê gớm. Các gầu này sục tận tầng đá mẹ, vì vàng đọng ở tầng cuối cùng nên sử dụng tàu cuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh của của dòng sông.  

Tiếp cận khu vực khai thác của Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm, một người làm công ấp úng thừa nhận trước đây có khai thác vàng sa khoáng nhưng nay thì không làm nữa vì sợ công an. 

Cho đến nay nhiều tỉnh, thành cấm sử dụng tàu cuốc và đặc biệt người dân thường xua đuổi hệ nổi này vì nguy cơ gây sạt lở hai bên bờ sông, ảnh hưởng khu vực canh tác. Thế nhưng, không hiểu sao tỉnh Lai Châu lại cho phép đưa tàu cuốc vào phục vụ khai khoáng và coi đó như một công nghệ bổ sung.

Lo ngại là đoạn khai thác của Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Sơn Lâm trên dòng Nậm Na lại nằm sát quốc lộ 12 và nếu xảy ra sạt lở bờ sông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tuyến giao thông huyết mạch này. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.