| Hotline: 0983.970.780

Lại mùa mía "đắng"

Thứ Ba 27/11/2012 , 11:42 (GMT+7)

Mặc dù bắt đầu vụ thu hoạch mía, song người dân xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá lại chẳng mấy mặn mà, nhiều ruộng mía bỏ không, hoặc có thu hoạch thì mang về… làm củi.

Mặc dù bắt đầu vụ thu hoạch mía, song người dân xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá lại chẳng mấy mặn mà, nhiều ruộng mía bỏ không, hoặc có thu hoạch thì mang về… làm củi.

Bằng giờ mọi năm, trên khắp cánh đồng của xã Quảng Phú tấp nập người chặt mía. Năm nay, bắt đầu vụ thu hoạch nhưng người dân vẫn “giậm chân tại chỗ” chẳng sốt sắng về thuê nhân công hay ra đồng chặt mía. Trên cánh đồng mía rộng hàng chục héc ta chỉ thấy lác đác vài ba người đang cặm cụi chặt những cây mía chết khô về làm củi, bóc từng nõn xanh cho trâu bò.

Theo ông Lê Bá Lộc, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, trận “đại hồng thuỷ” đầu tháng 9 vừa qua đã làm 300/500 ha mía bị mất trắng. Ông Lộc chỉ cho chúng tôi xem cánh đồng mía ngả màu vàng úa lỗ chỗ, nhiều cây khô quắt.


Người dân chặt mía làm củi

Gặp chúng tôi trên cánh đồng mía bạc phếch, ông Đỗ Đình Chức mếu máo nói: “Mọi năm cũng bằng nấy diện tích gia đình tôi được nhà máy hỗ trợ về giống, phân bón, công cày đến khi thu hoạch trừ tiền sản phẩm cũng dư được vài chục triệu. Nay cả cánh đồng mía như một rừng củi khô, chán quá chẳng buồn thu hoạch. Một số diện tích trên cao may ra còn vớt vát được chút".

Tôi hỏi sao không thu hoạch, ông Chức nói: “Để đó chờ sự thương cảm của nhà máy đường Lam Sơn có chính sách hỗ trợ, chứ phá đi khi họ xuống kiểm tra không thấy mía lại thiệt”.

Cũng như nhà ông Chức, có mặt trên ruộng mía từ sáng sớm, ông Phạm Văn Thuận (xóm 17) đang gom mía khô lại thành đống, ông phân trần: “Xót xa lắm chú ơi! Bao nhiêu công sức, tiền của của cả gia đình một năm trời giờ chỉ là một đống củi khô không hơn không kém”. Nhà ông Thuận có gần 1 ha "mía củi", xót của ngày nào ông cũng ra thu nhặt mía khô về nấu cho trâu ăn.

Ông Lê Huy Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết, Quảng Phú là xã bị thiệt hại nặng nề nhất do thiên tai đầu tháng 9 gây ra, huyện đã giao Phòng Tài chính rà soát lần cuối toàn bộ diện tích mất trắng để có chính sách hỗ trợ. Theo đó, diện tích mía mất trắng sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha, mất từ 30 - 70% hỗ trợ 1 triệu/ha.

Ông Thuận cho biết, số tiền gia đình ông đầu tư trồng mía trên 10 triệu đồng. Hiện tại còn nợ ngân hàng gần 30 triệu, dự kiến năm nay thu hoạch xong sẽ trả hết, không ngờ trắng tay. Người dân Quảng Phú sống nhờ vào đồng ruộng, cây chủ lực vẫn là mía. Chuẩn bị cho vụ tới, những hộ như nhà ông Chức, ông Thuận… chưa biết tới đây phải vay mượn tiền thế nào để tái SX.

Theo ông Thuận, số tiền hiện gia đình ông đang nợ lại vẫn được coi là ít. Nhiều hộ có diện tích mía nhiều thì phải nợ tiền công, phân bón… nhiều hơn, nhà ít cũng vài chục triệu, nhiều lên tới cả trăm.

Ông Lộc cho biết, với số diện tích mất trắng như vậy thì bà con nông dân đang phải nợ lại nhà máy đường Lam Sơn số tiền rất lớn. Nếu nhà máy không thanh lý hợp đồng hoặc có chính sách nào hỗ trợ thì người dân khó SX cho vụ tới. Một héc ta mía tương đương với 20 sào Trung bộ, năm vừa qua nhà máy hỗ trợ về giống, phân bón, công cày mỗi hộ 3 triệu/sào. Với số vốn đầu tư trồng 305 ha mía (đã mất trắng) thì con số nợ của các "chúa Chổm" lên đến cả trăm tỷ đồng.

Cũng theo ông Lộc, năm nay giá mía thu mua của nhà máy đường Lam Sơn là 950 ngàn đồng/tấn 10 CCS. Với diện tích 180/305 ha mía đang mọc nhánh vẫn có khả năng thu hoạch nhưng lượng đường chỉ từ 2-3 CCS xuất bán cũng chẳng được bao nhiêu. 

Để có chính sách hỗ trợ, xã Quảng Phú cũng đề nghị với nhà máy đường Lam Sơn phải thu mua sản phẩm cho bà con dù chất lượng mía xấu hay là tốt để họ sớm giải phóng được đất chuẩn bị cho vụ tới. Phía nhà máy cần tiếp tục đầu tư giống mới, phân bón… kịp thời.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất