| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng cần 651 tỷ đồng để đảm bảo an toàn hồ đập

Thứ Sáu 05/08/2022 , 13:38 (GMT+7)

Để đảm bảo an toàn hồ đập, tỉnh Lâm Đồng thực hiện nhiều giải pháp về công trình và phi công trình với tổng kinh phí dự kiến trên 651 tỷ đồng.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, hiện nay địa phương còn nhiều công trình xây dựng lâu năm hoặc thiếu kinh phí sửa chữa nên xuất hiện các nguy cơ mất an toàn. Qua rà soát, tính đến sau mùa mưa bão năm 2021, trên địa bàn tỉnh này có 68 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp với các mức độ khác nhau, trong đó có 12 công trình bị hư hỏng nặng đã được bố trí vốn và đang lập hồ sơ thiết kế, còn lại 56 công trình chưa có kinh phí.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 435 công trình thủy lợi, chủ động nước tưới cho 46 nghìn ha đất canh tác. Ảnh: Minh Hậu.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 435 công trình thủy lợi, chủ động nước tưới cho 46 nghìn ha đất canh tác. Ảnh: Minh Hậu.

Trước diễn biến khó lường của thời tiết, tỉnh Lâm Đồng tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo an

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 435 công trình thủy lợi, trong đó có 223 hồ chứa và liên hồ chứa, 90 đập dâng, 19 trạm bơm, 1,2 nghìn km kênh mương, 91 đập tạm và 12 kênh tiêu. Các hệ thống công trình này đã chủ động cấp nước tưới cho khoảng trên 46 nghìn ha đất canh tác.

toàn hồ đập đến năm 2025. Theo đó, từ nay đến năm 2025, tỉnh này hướng đến 100% công trình hồ, đập thủy lợi có đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định về an toàn đập, hồ chứa. Cùng với đó là toàn bộ hồ chứa lớn được ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành, dự báo, cảnh báo nguy cơ mất an toàn.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, đến cuối năm 2025, các hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp hoặc các công trình có nguy cơ mất an toàn sẽ được thống kê đầy đủ và có kế hoạch, kinh phí để triển khai sửa chữa. Đồng thời, việc thực hiện sửa chữa, cải tạo các công trình hồ đập phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch cũng như định hướng phát triển.

Tỉnh Lâm Đồng cũng đưa ra các giải pháp về quản lý, nhân sự lẫn nguồn lực… để đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi. Đối với giải pháp về quản lý, tỉnh Lâm Đồng đầu tư, ứng dụng hệ thống trang thiết bị hỗ trợ nâng cao năng lực vận hành, ứng phó mưa, lũ để đảm bảo an toàn.

Đồng thời lắp đặt các hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn trên các lưu vực đập, hồ chứa, lắp các thiết bị quan trắc công trình, lắp đặt camera để giám sát vận hành các công trình.

Tính đến sau mùa mưa bão năm 2021, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 68 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp với các mức độ khác nhau. Ảnh: Minh Hậu.

Tính đến sau mùa mưa bão năm 2021, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 68 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp với các mức độ khác nhau. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng cũng tăng cường sự phối hợp liên ngành, tăng mức độ chính xác của công tác dự báo, cảnh báo thiên tai để vận hành hồ chứa và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu được an toàn. Đối với các công trình đang thi công, sửa chữa hoặc xây dựng mới, tỉnh này cũng yêu cầu các chủ đầu tư tổ chức kiểm tra thường xuyên và đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công.   

Về kinh phí thực hiện kế hoạch, tỉnh Lâm Đồng dự kiến khoảng trên 651 tỷ đồng. Trong đó kinh phí sửa chữa 56 công trình thủy lợi bị hư hỏng là khoảng 553 tỷ đồng và 65 tỷ đồng cho việc thực hiện các nội dung về quản lý an toàn hồ, đập thủy lợi, 33 tỷ đồng hiện đại hóa công tác quản lý khai thác, lắp đặt thiết bị quan trắc vận hành công trình, cảnh báo lũ hạ du.

Ông Nguyễn Hà Lộc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng cho biết, giai đoạn từ nay đến năm 2023, tỉnh Lâm Đồng sẽ thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn hồ, đập với kinh phí là trên 280 tỷ đồng cho các hạng mục sửa chữa công trình hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn và thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa, đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý, vận hành công trình.

Tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện nhiều giải pháp về công trình lẫn phi công trình để đảm bảo an toàn hồ đập. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện nhiều giải pháp về công trình lẫn phi công trình để đảm bảo an toàn hồ đập. Ảnh: Minh Hậu.

Giai đoạn 2023 đến 2024, tỉnh Lâm Đồng thực hiện sửa chữa các công trình hư hỏng, công trình có nguy cơ mất an toàn… với tổn kinh phí khoảng 234 tỷ đồng và giai đoạn 2024 dến 2025 sẽ sửa chữa với khoảng 190 tỷ đồng.

Cũng theo ông Nguyễn Hà Lộc, về nguồn vốn thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn hồ đập đến 2025, có khoảng 181 tỷ đồng là nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các chương trình từ nguồn vốn ODA, 107 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, 341 tỷ đồng vốn từ ngân sách cấp huyện.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, hiện nay tỉnh đang nâng cấp, sửa chữa 13 công trình thủy lợi và xây dựng mới 4 công trình. Trong đó hồ chứa nước Đạ Sị (huyện Cát Tiên) đã thi công đạt khoảng 95% giá trị khối lượng thực hiện, hồ chứa nước Đông Thanh được thi công từ tháng 1/2022, hồ chứa nước Ta Hoét khởi công cuối tháng 4/2022, hồ chứa nước Ma Am (huyện Đức Trọng) đang được hoàn thiện. Các công trình như hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), hồ Nông trường Lộc An, hồ Phát Chi – Trạm Hành… đang được sửa chữa, nâng cấp theo tiến độ.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.